Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 01/09/2021 10:38 (GMT+7)

Nhật Bản phát hiện loại biến thể Delta mới mang đột biến tương tự như biến thể Alpha

Các nhà khoa học của Đại học Y và Nha khoa Tokyo vừa phát hiện một loại biến thể Delta mới mang đột biến tương tự như biến thể Alpha.

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo do phó giáo sư Hiroaki Takeuchi đứng đầu hôm 30/8 cho biết trường hợp đầu tiên mắc loại biến thể Delta mới đã được xác nhận ở một bệnh nhân Covid-19 vào giữa tháng 8, Japan Times đưa tin.

Dựa trên phân tích bộ gen, "rất có thể trường hợp mới nhất bị đột biến trong nước". Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, bệnh nhân không có tiền sử đi du lịch nước ngoài.

Biến thể Delta mới mang đột biến N501S, tương tự như đột biến trong biến thể Alpha được gọi là N501Y lần đầu tiên được xác định ở Anh vào năm ngoái.

Theo truyền thông, có ít nhất 10 nhánh phụ của biến thể Delta đã được xác nhận trên toàn thế giới, ví du như tại các quốc gia như Ấn Độ và Israel.

Nhật Bản phát hiện loại biến thể Delta mới mang đột biến tương tự như biến thể Alpha

Khi một bệnh nhân bị nhiễm một biến thể SARS-CoV-2 mang đột biến N501Y, họ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng thứ cấp cũng như phát triển các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong. Do sự tương đồng giữa N501Y và N501S, các nhà nghiên cứu tin rằng những bệnh nhân bị nhiễm N501S có thể đối mặt với tình trạng tương tự.

Các nhà khoa học cho biết họ cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận mức độ tấn công mạnh của đột biến mới so với biến thể Delta ban đầu.

Sự đột biến được xác nhận thông qua phân tích bộ gen thu thập từ các bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo.

Phân tích cũng cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Delta gia tăng nhanh chóng từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 do sự lây lan trong cộng đồng.

Hiện nay, biến thể Delta đang chiếm ưu thế ở các ca nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản. Theo dữ liệu mới nhất của bộ y tế nước này, 1.046 trường hợp mắc biến thể Delta được phát hiện trong 17.701 ca mắc được chọn để sàng lọc biến thể trong tuần kể từ ngày 16/8.

Các nhà nghiên cứu cũng đã kết luận rằng ít nhất hai nhánh phụ của biến thể Delta - AY.4 và B.1.617.2 - có thể đã tồn tại ở Nhật Bản vào tháng 7. Nhưng hiện tại, họ chỉ phát hiện ra chủng B.1.617.2 của biến thể Delta.

Ca lây nhiễm biến thể Delta đầu tiên ở Nhật Bản được phát hiện vào ngày 20/4. Delta đã được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là một trong 4 biến thể đáng quan tâm vì khả năng lây lan nhanh chóng.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc thêm gần 400 loại
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo đó, trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...