Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 03/09/2024 10:04 (GMT+7)

Nhờ mẹ chồng đến trông con để đi làm, bà đưa ra 3 yêu cầu, tôi đồng ý nhưng ông xã không vui

Thấy 3 yêu cầu của bố mẹ chồng là hợp tình hợp lý nên tôi đồng ý. Vài ngày sau, bố mẹ chồng từ quê lên thành phố giúp tôi chăm con và mang theo nhiều quà cáp.

Tôi đã kết hôn được 3 năm, hai vợ chồng sống và làm việc tại thành phố. Đầu năm, chúng tôi chào đón con gái đầu lòng.

Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc mà thời gian nghỉ thai sản của tôi sắp hết. Điều này khiến tôi rất lo lắng. Tôi không muốn gửi con đi nhà trẻ khi còn nhỏ như vậy, nhưng tôi phải đi làm.

Sau khi cân nhắc, tôi quyết định nhờ bố mẹ chồng giúp chăm sóc con. Chồng tôi ban đầu có chút do dự, anh nói sợ bố mẹ không quen với cuộc sống ở thành phố. Nhưng vì không có cách nào khả quan hơn, cuối cùng anh cũng đồng ý.

Về phía bố mẹ chồng, ông bà đồng ý nhưng đưa ra thêm 3 yêu cầu. Thứ nhất, bố mẹ chồng đòi phải có phòng riêng cho ông bà vì họ không quen chen chúc với chúng tôi trong một phòng. Tôi có thể hiểu điều này, dù sao thì họ cũng đã lớn tuổi và cần có không gian riêng.

Thứ hai là hàng tháng phải cho bố mẹ chồng một ít tiền tiêu vặt, vì chi phí ở thành phố rất cao, ông bà cũng phải có chút tiền để phòng thân khi ra ngoài. Tôi nghĩ điều này là hợp lý.

Thứ 3, bố mẹ chồng yêu cầu chúng tôi là phải tự mình chăm sóc con vào cuối tuần để ông bà được nghỉ ngơi. Yêu cầu này không quá đáng, tôi và chồng cũng nên dành nhiều thời gian hơn cho con vào cuối tuần.

Vì thế, không cần suy nghĩ kỹ, tôi đồng ý cả 3 yêu cầu của bố mẹ chồng.

Nhờ mẹ chồng đến trông con để đi làm, bà đưa ra 3 yêu cầu, tôi đồng ý nhưng ông xã không vui - 1
Tôi gọi điện nhờ bố mẹ chồng lên trông cháu để đi làm và ông bà đồng ý. (Ảnh minh họa).

Vài ngày sau, bố mẹ chồng từ quê lên thành phố giúp tôi chăm con. Ông bà mang theo nhiều quà quê và một số món đồ chơi nhỏ cho cháu nội.

Vợ chồng tôi sắp xếp bố mẹ chồng vào phòng dành cho khách và mua cho ông bà một số nhu yếu phẩm hàng ngày. Lúc đầu, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Bố mẹ chồng rất yêu quý cháu nội và chăm sóc con bé rất chu đáo. Nhờ đó, vợ chồng tôi có thể yên tâm đi làm.

Tuy nhiên, không lâu sau vấn đề đã nảy sinh. Một ngày nọ, tôi đi làm về và thấy bố mẹ chồng và ông xã đang cãi nhau trong phòng khách. Hỏi ra tôi mới biết, hóa ra bố mẹ chồng cảm thấy số tiền chúng tôi đưa cho ông bà quá ít, không đủ để chi tiêu.

- Ở thành phố mọi thứ đều đắt đỏ, động tới cái gì cũng cần tiền. Chút tiền này sao mà đủ chứ?

Chồng tôi cảm thấy bố mẹ đòi hỏi quá nhiều. Anh giải thích kinh tế gia đình tôi đang khó khăn, hàng tháng phải trả góp tiền mua nhà, đồng thời còn phải mua bỉm sữa cho con, đi chợ hàng ngày. Anh khuyên bố mẹ không nên quá kén chọn mà nên hiểu cho con cái.

Chồng tôi có lý, bố mẹ chồng nói cũng không sai nhưng tôi không biết giải quyết chuyện này thế nào ngoài việc khuyên họ ngừng tranh cãi. Tuy nhiên, họ không chịu nghe những gì tôi nói và tiếp tục cãi nhau.

Không biết làm thế nào, tôi đành ôm con về phòng, để chồng và bố mẹ chồng tự bình tĩnh lại. Tối đó, chồng đi vào phòng với vẻ mặt không vui. Anh hậm hực nói:

- Anh không muốn bố mẹ ở đây nữa, ông bà đòi hỏi nhiều quá. Chúng ta hãy thuê giúp việc hoặc gửi con đi nhà trẻ đi.

- Con thì còn nhỏ như vậy, em không nỡ gửi con đi nhà trẻ. Thuê giúp việc rất đắt đỏ, chúng ta không đủ khả năng chi trả đâu. Hơn nữa, thuê giúp việc cũng như đánh cược, có thể biết người đó có đối xử tốt với con mình không. Có ông bà trông con vẫn yên tâm hơn. Mà em nghĩ những yêu cầu của bố mẹ không quá đáng, vợ chồng mình nên hiểu và bao dung với bố mẹ hơn. Dù gì chúng ta cũng là người một nhà mà.

Chồng bức xúc trách tôi:

- Em chỉ nghĩ tới bố mẹ mà không nghĩ đến cảm xúc của anh. Mỗi ngày đi làm về đã mệt rồi còn phải nghe bố mẹ phàn nàn, chỉ trích, anh chịu không nổi. Giờ anh rất hối hận khi để bố mẹ đến và cảm thấy đó là một quyết định sai lầm.

Vì chuyện này, vợ chồng tôi cãi nhau to. Cuối cùng, chồng đóng sầm cửa đi ra ngoài, anh nói sẽ đến nhà bạn để bình tĩnh lại.

Nhờ mẹ chồng đến trông con để đi làm, bà đưa ra 3 yêu cầu, tôi đồng ý nhưng ông xã không vui - 2
Vợ chồng tôi đã cãi nhau to khi bố mẹ chồng chê tiền tiêu vặt chúng tôi cho ông bà ít. (Ảnh minh họa).

Tôi đã suy nghĩ rất lâu về chuyện này và quyết định nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ chồng. Tôi không thể để gia đình lục đục mãi được.

- Con biết bố mẹ có thương con thương cháu mới đến đây trông con giúp chúng con, vợ chồng con rất biết ơn bố mẹ. Nhưng hiện tại chúng con đang gặp một số khó khăn và con mong bố mẹ có thể hiểu chúng con. Chúng ta có thể bàn lại về tiền tiêu vặt được không, bố mẹ thấy mỗi tháng chúng con nên đưa bao nhiêu thì hợp lý? Nhưng con mong, bố mẹ sau này đừng phàn nàn, than thở nữa được không? Chúng ta đều là người một nhà, nên hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau mới đúng.

Trầm ngâm một lúc, mẹ chồng nói rằng là do bố mẹ sống không quen ở thành phố nên cảm thấy bí bách, khó chịu trong lòng. Bố mẹ cũng sai khi đòi hỏi con cái nhiều quá và hứa sẽ cố gắng hết sức để khắc phục vấn đề của bản thân, chăm sóc cháu thật tốt mà không đòi thêm tiền tiêu vặt.

Nghe những lời mẹ chồng nói, tôi thật sự rất xúc động. Sau đó, tôi gọi điện bảo chồng về nhà để cả nhà ngồi nói chuyện với nhau.

Chúng tôi đã nói ra những suy nghĩ thật trong lòng mình và xin lỗi nhau. Từ đó cuộc sống của chúng tôi lại bình yên trở lại.

Bố mẹ chồng không còn phàn nàn, kén chọn nữa mà cố gắng hết sức để chăm cháu nội. Hai vợ chồng tôi cũng trân trọng gia đình hơn, làm việc chăm chỉ và phấn đấu cho tương lai.

Qua việc này, tôi nhận ra, chỉ cần mọi người giao tiếp nhiều hơn, hiểu nhau nhiều hơn thì không có vấn đề gì là không thể giải quyết được. Đúng không nào?

Cùng chuyên mục

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?
Lâu nay, thuật ngữ “quỹ đen” trong gia đình là từ thường dùng để chỉ khoản tiền các ông chồng giấu vợ, giữ lại để chi tiêu riêng. Nhưng trong thực tế, nhiều bà vợ cũng lập “quỹ đen” để phòng những lúc bất trắc. Vì vậy, lập và sử dụng “quỹ đen” như thế nào cho hợp lí là điều đáng bàn.

Tin mới

Trẻ dễ bị tổn thương từ… người lớn!
Trẻ em ngày càng được chăm lo và nhận được những sự quan tâm đặc biệt. Trong tương lai, trẻ em sẽ là người làm chủ đất nước. Nhưng trẻ em cũng rất dễ bị tổn thương, xâm hại, đặc biệt từ người lớn. Do đó, việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là điều cực kỳ quan trọng.
Bộ Công an rút đề xuất giảm mức phạt nồng độ cồn
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất (đang được Bộ Tư pháp thẩm định), Bộ Công an đã bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu.