Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 15/07/2023 07:05 (GMT+7)

Nhóm nhận hối lộ phủ nhận đòi tiền mới cấp phép chuyến bay giải cứu

Ngày 14/7, phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn các bị cáo.

Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế khai báo trước tòa sáng 11/7/2023.
Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế khai báo trước tòa sáng 11/7/2023.

Khai tại Tòa, nhóm bị cáo bị cáo buộc nhận hối lộ đã phủ nhận việc gợi ý, ép các doanh nghiệp phải đưa tiền hối lộ mới được cấp phép các chuyến bay, cấp phép thực hiện chủ trương cách ly tại địa phương.

Về quy trình cấp phép chuyến bay, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nói, hồ sơ xin cấp phép gửi về Bộ Y tế sẽ chuyển cho Cục Y tế dự phòng tham mưu, sau đó đề xuất lên lãnh đạo Bộ Y tế thông qua Kiên làm đầu mối. Kiên chỉ tiếp nhận hồ sơ rồi chuyển lên lãnh đạo xét duyệt, sau đó chuyển lại cho các phòng chức năng, chứ không có nhiệm vụ "chấp nhận hay từ chối".

Theo cáo trạng, Phạm Trung Kiên bị buộc tội 253 lần nhận 42,6 tỷ đồng của các cá nhân, doanh nghiệp. Trong đó, Kiên nhận 13 tỷ đồng tiền mặt, còn lại là tiền chuyển qua tài khoản của bị cáo và mẹ vợ. Phạm Trung Kiên thừa nhận cáo buộc về số tiền nhưng phủ nhận lời khai của các doanh nghiệp cho rằng Kiên đe dọa, bắt đưa tiền mới thực hiện các thủ tục đề xuất, duyệt cấp phép các chuyến bay giải cứu. Kiên nói không yêu cầu doanh nghiệp nào đưa tiền mà đều do họ chủ động liên hệ nhờ giúp đỡ và gửi tiền cảm ơn.

Một số doanh nghiệp đã khai, Phạm Trung Kiên không đòi hỏi, việc chuyển tiền là tự nguyện. Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluesky) đều khai mức tiền chuyển là do bị cáo tự chuyển, Kiên không yêu cầu cụ thể con số nào.

Bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G19 Việt Nam) khai, bị cáo tự chủ động đưa tiền cảm ơn Kiên. Kiên nhận tiền và nhẹ nhàng nói “như thế này có lẽ không đủ, chị ạ” mà không đòi hỏi chuyển số tiền cụ thể là bao nhiêu. Sau đó, Hạnh tiếp tục chuyển thêm cho Kiên 200 triệu đồng với tâm thế cảm ơn, chia sẻ thành công của mình, các doanh nghiệp khác có quà, mình cũng nên có quà. Theo bị cáo Hạnh, việc cảm ơn này là giữ mối quan hệ để tiếp tục xin cấp phép các chuyến bay tiếp theo. Theo cáo buộc, bị cáo Hạnh đã đưa hối hộ 10 lần với tổng số 3,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch Công ty Vijasun) cáo buộc Phạm Trung Kiên đã có thái độ đe dọa, đòi tiền của doanh nghiệp. Dương khai "nhớ từng chi tiết" Kiên đã quát lớn Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Bluesky), yêu cầu phải đưa tiền 150 triệu đồng/chuyến bay.

Tương tự Phạm Trung Kiên, Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an), Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải)… cũng khai không tham gia thỏa thuận, không sách nhiễu, không đòi doanh nghiệp phải đưa tiền mới thực hiện thủ tục cấp phép các chuyến bay giải cứu. Trần Văn Dự còn khai, khi thấy có dư luận về việc cán bộ tại Cục Xuất nhập cảnh cầm tiền của doanh nghiệp, Dự đã yêu cầu cán bộ cấp dưới phải trả lại tiền và phải báo cáo về việc trả lại tiền.

Tại tòa, Phạm Trung Kiên khai, khi tìm hiểu thấy tội “Nhận hối lộ” có thể bị phạt tới mức án cao nhất là tử hình, bị cáo rất ám ảnh, chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực. Sau đó, Kiên đã phải nhập viện một thời gian để điều trị “dấu hiệu tâm thần”. Kiên thừa nhận hành vi nhận hối lộ hơn 42 tỷ đồng mong được Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật./.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Bí mật bên trong ổ “dùng người Việt lừa người Việt” tại Campuchia
Các ông chủ người Trung Quốc thuê những toà nhà trong khu đô thị thu nhỏ giữa rừng ở Campuchia, sát biên giới Thái Lan làm căn cứ. Dưới trướng có nhiều người Việt quản lý, tiến hành tuyển lao động phổ thông đưa sang Campuchia, lừa gia nhập đường dây lừa đảo công nghệ cao mà thị trường hướng đến là cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, nhất là các quốc gia có đồng tiền giá trị cao như Mỹ, Úc, Canada….

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...