Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 10/08/2021 09:00 (GMT+7)

Những điều chưa biết về biến chủng Lambda - mối nguy mới của đại dịch Covid-19

Liệu biến chủng Lambda có lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn so với những biến chủng cũ và nó có kháng vacccine không?

Hơn 18 tháng sau đại dịch Covid-19, thế giới đã quen dần với những tin tức về các biến thể mới của virus. Một số biến thể mới của virus như Alpha và Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Anh và Ấn Độ - có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng cũ. Một khi biến thể mới của virus corona xuất hiện, các nhà khoa học sẽ theo dõi nó một cách chặt chẽ.

Trong khi thế giới vẫn đang tranh cãi về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta thì hiện nay, các chuyên gia đang tiếp tục cảnh báo về một biến chủng mới: Biến chủng Lambda. Dưới đây là một số thông tin về loại biến chủng này.

Những điều chưa biết về biến chủng Lambda - mối nguy mới của đại dịch Covid-19 Ảnh 1
Các nhân viên y tế đang tiêm phòng cho một người phụ nữ ở Peru.

Biến chủng Lambda là gì?

Biến chủng Lambda (hay còn được gọi là C37, “biến thể núi Andes”) đang lây lan nhanh chóng ở Nam Mỹ, đặc biệt là Peru. Biến chủng này được phát hiện lần đầu tiên ở Lima (Peru) vào hồi tháng 8/2020. Tuy nhiên, tới ngày 14/6/2021, nó mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục “biến thể cần chú ý” (VOI), tức thấp hơn các biến thể cần quan tâm (VOC) như biến thể Delta.

Biến chủng Lambda đã lan tới bao nhiêu quốc gia?

Tại Peru, biến chủng Lambda nhanh chóng chiếm đa số các ca mắc Covid-19 (81% tổng số trình tự gene đã phân tích từ tháng 4/2021). Sau đó, biến chủng này đã phát tán đáng kể ở khu vực Nam Mỹ (Chile, Ecuador, Argentina, Brazil).

Tại Pháp, ca nhiễm biến thể mới Lambda đầu tiên được ghi nhận vào đầu tháng 5/2021. Anh đã đưa ra cảnh báo về biến thể mới này vào đầu tháng 7/2021.

Những điều chưa biết về biến chủng Lambda - mối nguy mới của đại dịch Covid-19 Ảnh 2
Theo WHO, biến thể Lambda chiếm 82% các ca nhiễm Covid-19 mới vào tháng 5 và tháng 6 ở Peru.

Tại Mỹ, ca đầu tiên nhiễm biến thể Lambda được phát hiện trong bệnh viện ở Houston vào cuối tháng 7/2021. Theo số liệu được chia sẻ trong sáng kiến chia sẻ dữ liệu độc lập GISAID, giải trình tự gen của virus phát hiện 1.060 người nhiễm biến chủng Lambda ở Mỹ cho đến nay.

Ngày 6/8, Nhật Bản cũng xác nhận trường hợp nhiễm biến thể Lambda đầu tiên.

Vào ngày 24/6, biến thể Lamba được phát hiện ở 26 quốc gia gồm Chile, Argentina, Peru, Ecuador, Brazil, Colombia cũng như Mỹ, Canada, Đức, Tây Ban Nha, Israel, Pháp, Anh, Zimbabwe và một số nước khác. Tuy nhiên, hiện nay biến chủng này đã có mặt ở ít nhất 41 quốc gia.

Lambda nguy hiểm hơn không?

Những điều chưa biết về biến chủng Lambda - mối nguy mới của đại dịch Covid-19 Ảnh 3
Một nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Los Angeles.

WHO và các cơ quan y tế khác đang cố gắng tìm hiểu xem biến thể này hoạt động như thế nào so với các chủng virus khác, bao gồm cả việc liệu nó có thể lây truyền nhiều hơn và có khả năng kháng vaccine cao hơn hay không.

Vào giữa tháng 6, WHO cho biết: “Lambda mang một số đột biến với các tác động kiểu hình đáng ngờ, chẳng hạn như khả năng tăng khả năng truyền nhiễm hoặc khả năng tăng khả năng chống lại các kháng thể trung hòa”.

Một số nhà khoa học cho rằng biến chủng Lamba không đáng ngại như Delta. Thế nhưng, theo một số nghiên cứu ban đầu trong ống nghiệm, biến thể Lambda mang 2 đột biến là T76I và L452Q, có thể làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2.

Lambda có kháng vaccine không?

Những điều chưa biết về biến chủng Lambda - mối nguy mới của đại dịch Covid-19 Ảnh 4
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vắc xin Pfizer COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Peru. Ảnh Guadalupe/AP.

Các chuyên gia y tế cảnh báo biến chủng Lambda đang có nhiều biến đổi bất thường và có khả năng kháng vaccine. "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng, các biến đổi trong gai protein của biến chủng Lambda có thể đào thoát để trung hòa các kháng thể và tăng cường tính lây nhiễm", các nhà nghiên cứu cho biết.

Biến thể Lambda còn mang 3 đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vaccine Pfizer, Moderna và Sinovac-CoronaVac.

Đối với 2 loại vắc xin Pfizer và AstraZeneca, tại Chile 2 loại này ít được sử dụng nên không đủ dữ liệu để biết liệu biến chủng Lambda có kháng vaccine hay không.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Chile ở Santiago cho thấy, đối với những người đã tiêm 2 liều vaccine Sinovac-CoronaVac của Trung Quốc, biến thể Lambda đã làm tăng khả năng lây nhiễm và thoát khỏi kháng thể trung hòa do vaccine tạo ra.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy biến thể Lambda không gây tác động nào đáng kể đến hiệu quả của thuốc điều trị bằng hỗn hợp kháng thể đơn dòng của Công ty Regeneron.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc thêm gần 400 loại
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo đó, trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.