Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 19/01/2023 07:00 (GMT+7)

Những ngành học mới mở ở các trường đại học 2023

Theo đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023, nhiều trường đại học thông tin mở mới một số ngành học.

Nhiều thí sinh quan tâm đến ngành học mới trong đợt tư vấn tuyển sinh đại học 2022. Ảnh: TTXVN.
Nhiều thí sinh quan tâm đến ngành học mới trong đợt tư vấn tuyển sinh đại học 2022. Ảnh: TTXVN.

Năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương mở hai ngành mới được đào tạo tại trụ sở chính là Kinh tế chính trị và chương trình Kinh tế chính trị quốc tế. Tổng chỉ tiêu cho cả ba cơ sở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh là 4.100, tăng 50 chỉ tiêu so với năm 2022.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến mở một số ngành như: Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, Ngôn ngữ học.

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh thông báo sẽ mở ngành đào tạo mới là Digital Marketing. Chỉ tiêu của ngành này nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của trường (6.610 chỉ tiêu cho 34 ngành đào tạo).

Trong đề án tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy dự kiến năm 2023, Trường Đại học Thủy lợi thông báo sẽ mở mới 3 ngành là Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Trung và Luật Kinh tế với chỉ tiêu dự kiến là 40 sinh viên/ngành.

Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn hoàn thành hồ sơ mở mới ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Năm 2023, nhà trường thông báo chính thức tuyển sinh ngành Truyền thông đa phương tiện.

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh dự kiến mở mới 5 ngành như Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu, Luật, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến sẽ tuyển sinh ngành mới thành lập là Y dược cổ truyền, trước mắt là đào tạo bác sĩ y dược cổ truyền, chính thức nâng số lượng khoa thuộc trường lên 8 khoa.

Trường Đại học An Giang công bố quyết định mở và xét tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy mới – ngành Thú y. Việc mở ngành này nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo, có sức khoẻ tốt, yêu nghề nghiệp; có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

Cùng chuyên mục

Ngành Sư phạm và Y dược dự kiến nâng tiêu chuẩn đầu vào ra sao?
Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Tin mới