Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/09/2024 09:40 (GMT+7)

Những sự kiện, hành vi cần lập vi bằng làm bằng chứng

Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Mục đích của việc lập vi bằng

Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.

Vi bằng, theo định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020, là một văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Theo khoản 1 Điều 40 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định rằng vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt và bao gồm các thông tin sau:

- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại và họ tên của Thừa phát lại - người lập vi bằng.

- Địa điểm và thời gian lập vi bằng.

- Họ tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có.

- Nội dung của vi bằng: Ghi lại hành vi, sự kiện có thật và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện đó.

- Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại.

- Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng Thừa phát lại, cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu.

Nếu vi bằng có từ hai trang trở lên, phải đánh số thứ tự cho từng trang và nếu có từ hai tờ trở lên, phải đóng giáp lai. Vi bằng cũng có thể đi kèm với các tài liệu chứng minh.

Đặc biệt, vi bằng phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập, và Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng mà họ đã lập.

Những trường hợp nên lập vi bằng

Thừa phát lại được ủy quyền để lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, những trường hợp sau lập vi bằng là cần thiết:

Stt

Sự kiện, hành vi

1

Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà

2

Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê

3

Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm

4

Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình

5

Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.

6

Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.

7

Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.

8

Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền khi mua nhà đất.

9

Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.

10

Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.

11

Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật

12

Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế

13

Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.

14

Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình

15

Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu

16

Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp

17

Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra

18

Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng

19

Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh

20

Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại

21

Xác nhận mức độ ô nhiễm

22

Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện

23

Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

24

Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.

Các trường hợp còn lại trong danh sách cũng tương tự, việc lập vi bằng nhằm ghi chép lại thông tin cần thiết, tạo bằng chứng và đảm bảo tính chính xác và hợp pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm hoặc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Việc lập vi bằng có vai trò quan trọng trong việc chứng minh sự thật và tạo sự đáng tin cậy trong các vấn đề pháp lý và quản lý.

Giá trị pháp lý của việc vi bằng

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp và có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Ngoài ra, vi bằng cũng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi và có thể đi kèm với hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Tuy nhiên, Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký vi bằng nếu phát hiện việc lập không đúng thẩm quyền hoặc không thuộc phạm vi lập vi bằng. Trong trường hợp vi bằng bị từ chối, nó sẽ không có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và không được coi là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý rằng vi bằng không phải là văn bản công chứng hoặc chứng thực. Nó cũng không chứng nhận hoặc xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch về nhà đất hoặc các vấn đề tương tự. Vi bằng chỉ có giá trị trong phạm vi ghi nhận sự kiện, hành vi cụ thể mà nó được lập cho.

Cùng chuyên mục

Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.
Gia hạn sử dụng đất đối với các trường hợp đã hết thời hạn sử dụng đất trước ngày 01/8/2024
Luật Đất đai năm 2024 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định xử lý đối với các trường hợp tổ chức sử dụng đất đã hết thời hạn sử dụng đất trước ngày 01/8/2024. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với các trường hợp tổ chức sử dụng đất đã hết hạn sử dụng đất mà Nhà nước chưa thu hồi đất?
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Tin mới

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 01 - 05 tuổi
Theo kế hoạch, đối tượng được tiêm vaccine trong chiến dịch này là trẻ từ 01 - 05 tuổi đang sống trên địa bàn TP. Hà Nội và các nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi trên địa bàn TP chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định.
Trường hợp về hưu trước tuổi vẫn hưởng 75% lương
Viên chức y tế đã có 28 năm 03 tháng đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, trong đó có 17 năm 08 tháng làm công việc khám và điều trị trực tiếp cho bệnh nhân AIDS. Theo đó, viên chức này muốn biết liệu mình có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm và có bị giảm 2% lương hưu mỗi năm về trước tuổi hay không?