Nồm ẩm 'hoành hành' ở miền Bắc đến bao giờ?
Phải đến ngày 15/4, nồm ẩm ở Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội mới chấm dứt. Trong khi đó, TPHCM và Nam Bộ cũng sắp đón mưa vàng giải nhiệt sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài.
Nồm ẩm kéo dài đến cuối tuần
Các tỉnh miền Bắc đang chịu không khí lạnh lệch đông mang theo nhiều hơi ẩm nên những ngày qua, nhiều khu vực miền Bắc có mưa nhỏ, kèm sương mù, gây ra tình trạng nồm ẩm kéo dài. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ, vùng núi có nơi dưới 20 độ. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, có nơi trên 26 độ.
Tình trạng thời tiết nồm ẩm, mưa phùn kéo dài những ngày qua ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người dân. Đặc biệt, khi những ngày qua, số lượng ca nhiễm Covid-19 tại miền Bắc có dấu hiệu tăng trở lại, với điều kiện thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển.
Vậy tình hình nồm ẩm, mưa phùn tại miền Bắc còn kéo dài đến bao giờ?
Theo dự báo từ cơ quan khí tượng: Khoảng đêm ngày 14 sang ngày 15/4, do ảnh hưởng của KKL, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có thể có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Sau đó, KKL suy yếu dần, vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng, nắng nóng có khả năng xuất hiện tại Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ từ khoảng nửa cuối tháng 4.
Cụ thể:
Khu vực Đông Bắc Bộ:từ đêm 13 đến sáng 14/4, tiếp tục có mưa phùn, mưa nhỏ, sương mù vào đêm và sáng, trời nồm ẩm.
Từ chiều tối ngày 14-15/4 sẽ có mưa rào và dông rải rác, nền nhiệt giảm nhẹ.
Khu vực Tây Bắc Bộ:Trong ngày 14/4 sẽ xuất hiện nắng nóng cục bộ. Từ đêm 14-15/4 có mưa rào và dông rải rác. Từ ngày 18-20/4 có nắng nóng cục bộ quay trở lại.
Cũng theo dự báo xa từ cơ quan khí tượng:
- Xu thế nhiệt độ trung bình: Trong thời kỳ dự báo, nhiệt độ tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN từ 0,5-1,5 độ C, có nơi cao hơn; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
- Xu thế lượng mưa: TLM trên khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN từ 10-20%, riêng khu vực Tây Bắc Bộ thấp hơn từ 15-30%, có nơi thấp hơn. Các khu vực còn lại TLM ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ (thấp hơn khoảng 5-10%).
Sương mù dày đặc, máy bay đổi hướng hạ cạnh
Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, trong ba đến bốn ngày đầu thời kỳ dự báo (11/4-10/5/2023), KKL suy yếu, lệch đông gây mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù khiến tầm nhìn xa giảm, ảnh hưởng đến các hoạt động lưu thông tại khu vực phía Đông Bắc Bộ.
Cụ thể, ngày 12/4, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết từ 19h35' ngày 11/4 đến 00h04 ngày 12/4, do ảnh hưởng thời tiết mưa, sương mù và tầm nhìn hạn chế, đơn vị này đã triển khai phương thức khai thác trong điều kiện tầm nhìn hạn chế (LVP). Cảng ghi nhận hoạt động khai thác đảm bảo tốt, các chuyến bay xuất phát từ Nội Bài cất cánh theo kế hoạch.
Tuy nhiên, có thời điểm thời tiết Hà Nội dưới điều kiện khai thác dẫn đến có 2 chuyến bay đến Nội Bài phải chuyển hướng hạ cánh tại sân bay khác (VJ150 chặng SGN-HAN chuyển hướng hạ cánh tại Cát Bi (Hải Phòng), QH146 chặng DAD-HAN chuyển hướng quay lại hạ cánh tại Đà Nẵng).
Nam Bộ sắp đón mưa vàng giải nhiệt
Những ngày qua Nam Bộ liên tục có nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ đạt từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C như trạm Sở Sao (Bình Dương): 37,5 độ C, Biên Hòa (Đồng Nai): 37,4 độ C, Đồng Phú (Bình Phước): 37.2 độ C... Đặc biệt, nhiệt độ những ngày nắng đỉnh điểm có thể lên đến 38 độ C (đo ở lều khí tượng) và nhiệt độ thực tế ngoài trời có thể chênh lệch cao hơn 1-2 độ C. Nắng nóng kéo dài nhiều ngày ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan khí tượng, khoảng thời kỳ từ ngày 15-18/4, do ảnh hưởng của rãnh thấp xích đạo, khu vực Nam Tây Nguyên và Na