Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 28/02/2023 17:25 (GMT+7)

Nửa năm đi làm xa về nhà, chồng ngỡ ngàng thấy vợ bầu thai đôi nên đòi chọc ối xét nghiệm ADN

Về nhà nhìn bụng vợ lùm lùm bầu thai đôi mà người chồng không khỏi bất ngờ, nghi vợ đang “cắm sừng” mình.

Sau kết hôn, anh Chu Chí Cường (Quảng Đông, Trung Quốc) luôn chăm chỉ nỗ lực làm việc kiếm tiền nuôi gia đình và mong vợ con có cuộc sống đầy đủ. Do đó, anh không quản ngại đi làm xa quanh năm, thỉnh thoảng mới về nhà. Dù ít được ở gần nhau nhưng vợ chồng anh Cường luôn thông cảm cho nhau.

Cho tới một lần anh Cường đi làm xa về nhà thì ngỡ ngàng khi thấy bụng vợ lùm lùm. Nghe vợ bảo, cô ấy đang mang thai đôi. Đáng ra đây phải là tin rất vui đối với người sắp lên chức bố như anh Cường nhưng anh lại vô cùng tức giận.

tm-img-alt
Anh Cường bất ngờ khi nửa năm xa nhà về gặp vợ đang bầu song thai. 

Theo anh Cường cho biết lần cuối anh về nhà là nửa năm trước, suốt khoảng thời gian sau đó anh không hề gặp vợ. Do đó, anh nghi ngờ 2 đứa trẻ trong bụng vợ không phải của mình. Vợ anh đã ngoại tình bên ngoài và mang thai với người đàn ông khác.

Người chồng này còn đưa ra giấy kiểm tra sức khỏe thai kỳ của vợ mình ra để thấy trên đó ghi rõ sự thay đổi. Vì thế, anh cho vợ đã cố tình thay đổi ngày để trùng hợp với ngày anh về nhà 6 tháng trước.

tm-img-alt
tm-img-alt
Vợ anh Cường cũng khẳng định, cô không ngoại tình nhưng từ chối chọc ối vì việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới 2 cái thai trong bụng mình.

Trong khi đó vợ của anh đã hết sức bất ngờ và chán nản trước sự nghi ngờ và thái độ của chồng. Cô lập tức bỏ về nhà mẹ đẻ khiến cho anh càng có suy nghĩ, vợ có tật giật mình. Do đó, để xác minh chính xác, anh đã yêu cầu vợ chọc ối tiến hành xét nghiệm quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, người vợ đã từ chối vì việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới thai trong bụng mình.

Vợ anh Cường cũng khẳng định, cô không ngoại tình cũng không hề trốn tránh mà là quá sốc khi chồng không tin tưởng. Đây là sự sỉ nhục lớn nhất đối với một người vợ nên cô mới bỏ về nhà mẹ đẻ.

Người vợ trẻ cũng giải thích việc sửa đổi trên giấy khám thai là do cô có biểu hiện sảy thai khi mới được hơn 1 tháng. Lúc đó, cô tưởng mình đến kỳ kinh nguyệt, đi kiểm tra mới biết mình có thai, vì vậy mới phải sửa đổi ngày tháng. Việc sửa đổi ngày tháng là do bác sĩ chứ không phải cô tự làm. Anh Cường đã tới bệnh viện hỏi và bác sĩ cũng xác nhận điều này.

Hiện người chồng này vẫn lấn cấn không tin 2 con trong bụng vợ là con đẻ mình bởi đã xa nhà lâu quá. Song cũng lo sợ chọc ối sẽ gây hại tới con nên anh đành phải tạm từ bỏ yêu cầu xét nghiệm ADN. Anh khẳng định khi 2 con chào đời sẽ tiến hành xét nghiệm quan hệ cha con để xua tan mọi nghi ngờ. Và quyết định này của anh đã được vợ tự tin đồng ý.

Chọc ối xét nghiệm ADN có an toàn?

Với sự phát triển không ngừng của y khoa, các xét nghiệm thai kỳ đã có thể thực hiện ngay từ tam cá nguyệt thứ hai nhằm phát hiện các dị tật hoặc chẩn đoán, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật. Cũng như vậy, không loại trừ xét nghiệm ADN huyết thống. Thai nhi khi đủ tuần tuổi hoàn toàn có thể tiến hành làm xét nghiệm ADN huyết thống.

Xét nghiệm ADN huyết thống có thể được áp dụng để nhằm mục đích xác định các mối quan hệ huyết thống hoặc phát hiện một số bệnh di truyền ở thai nhi. Nếu có nhu cầu làm xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai thì thai phụ cần thông báo bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn về các phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp để thai phụ có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Hiện tại, có 3 phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai được sử dụng phổ biến bao gồm phương pháp xâm lấn - chọc ối, sinh thiết gai nhau (CVS - Chorionic Villus Sampling) và phương pháp không xâm lấn.

tm-img-alt
Chọc ối là biện pháp xâm lấn nên cũng có những rủi ro nhất định.

Cũng như các xét nghiệm xâm lấn khác, chọc ối cũng có những rủi ro nhất định. Mặt khác, chọc ối có an toàn không lại còn tùy thuộc vào cơ sở y tế, phòng chuyên khoa, bác sĩ thực hiện và yếu tố cơ địa từ người mẹ.

Trên thực tế, chọc ối có nguy cơ gây sảy thai nhưng với một tỷ lệ xảy ra ít hơn 1%, hoặc khoảng 1/200 tới 1/400. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ còn thấp hơn nếu bà bầu được thực hiện xét nghiệm bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị sản khoa. Ngoài ra, chọc ối có khả năng dẫn đến những biến chứng khác, như tổn thương tới em bé hoặc mẹ, nguy cơ nhiễm trùng và sinh non.

Để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra khi làm xét nghiệm, mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp không xâm lấn. Đây là phương pháp hoàn toàn không tác động đến tử cung hay bào thai mà chỉ thực hiện dựa trên phân tích và đối chiếu giữa ADN huyết thống của thai nhi (trong máu mẹ) với ADN huyết thống của bố mẹ.

Tuy nhiên việc làm các xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai nên được hạn chế. Trừ trường hợp bất khả kháng, bố mẹ nên chờ đến khi bé chào đời để làm xét nghiệm ADN huyết thống, tránh gây ra những rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và con.

Cùng chuyên mục

Tin mới