Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 25/05/2021 09:48 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lý giải vì sao chưa thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sau rất nhiều cuộc chinh chiến thì chúng ta hiểu về Covid-19 rất nhiều. Bản chất của việc giãn cách xã hội, hay cách ly xã hội, phong tỏa nằm ở công tác khoanh vùng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nhận định những gì phức tạp nhất của 3 đợt dịch trước đều dồn vào đợt dịch thứ tư lần này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lý giải vì sao chưa thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 Ảnh 1
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - (Ảnh: TTXVN).

Khi số ca nhiễm vẫn đang tiếp tục tăng cao, nhiều người đặt ra câu hỏi về việc vì sao Việt Nam không sớm giãn cách xã hội toàn thành phố, toàn tỉnh, thậm chí toàn quốc để chặn đứt đường lây của dịch bệnh?

Trước thắc mắc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, nếu khoanh rộng toàn tỉnh hay cả nước thì những người làm công tác chống dịch sẽ nhàn hơn nhưng tổn thất về kinh tế và ảnh hưởng của xã hội sẽ rất lớn.

“Chúng ta luôn luôn phải đi trên dây thăng bằng. Việc làm thế nào có thể khoanh vùng hẹp nhất có thể, nhưng vẫn chính xác để chặn đường lây lan của dịch bệnh luôn luôn là câu hỏi có tính cân não và rất khó cho Ban Chỉ đạo quốc gia và Thủ tướng Chính phủ. Từ năm ngoái đến bây giờ, luôn luôn có câu hỏi ấy được đặt ra”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

Về vấn đề nhiều người thắc mắc vì sao trước đây phải khoanh vùng rộng hơn, còn bây giờ số ca nhiều mà chưa phải giãn cách xã hội, hay cách ly xã hội, Phó Thủ tướng cho biết, điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng.

"Thứ nhất là năng lực và sự hiểu biết của đội ngũ nhân viên y tế về dịch COVID-19 và virus SARS-CoV-2 đã khác xa so với ngày đầu. Ngày đầu giống như anh hùng Núp bắn Pháp chảy máu, còn bây giờ sau rất nhiều cuộc chinh chiến thì chúng ta hiểu về COVID-19 rất nhiều. Gần như những lần bùng phát dịch và đường lây của virus chúng ta có các công cụ bằng công nghệ thông tin để có thể dự báo được tốt hơn rất nhiều.

Điều thứ hai cực kỳ quan trọng là năng lực xét nghiệm của Việt Nam bây giờ đã xa so với ngày xưa, tức là khả năng nắm bắt và đuổi kịp của chúng ta tốt hơn trước rất nhiều. Cách đây 1 năm, ban đầu cả nước chỉ xét nghiệm được vài chục mẫu một ngày, đến năm ngoái có vài chục đơn vị xét nghiệm và xét nghiệm được vài nghìn mẫu một ngày.

Hiện nay, như ở Bắc Giang, Bắc Ninh, 1 ngày bằng nhiều công nghệ, kể cả gộp mẫu, đã xét nghiệm được cả trăm nghìn mẫu. Hai yếu tố đó cộng lại cho phép chúng ta kiểm soát tình hình sát hơn trước, tốt hơn trước”, Phó Thủ tướng cho biết.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới