Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/10/2019 08:24 (GMT+7)

Phường Hàng Mã (Hoàn Kiếm - Hà Nội): Nhiều công trình có dấu hiệu vi phạm về trật tự xây dựng?

Thời gian qua, nhiều công trình có dấu hiệu vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhiều người dân đặt câu hỏi phải chăng chính quyền đang “làm ngơ” để “trục lợi”?

Tòa soạn nhận được nhiều thông tin phản ánh về việc trên địa bàn phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình xây dựng có dấu hiệu vi phạm về trật tự xây dựng tại địa chỉ 15 Lý Nam Đế và số 8 Lê Văn Linh nhưng không thấy cơ quan chức năng xử lý, có dấu hiệu “bảo kê, bao che”. Các công trình này có thể được xây dựng sai phép cả về chiều cao, số tầng và mật độ.

Tiếp xúc với PV, anh Nguyễn Văn T cho biết, tôi là người dân sinh sống tại phường Hàng Mã, tôi chứng kiến trong những năm qua, trên địa bàn phường có nhiều công trình xây dựng sai phép không thấy chính quyền xử lý. Nhưng nhiều công trình chỉ sửa chữa nhỏ thôi cũng bị Thanh tra xây dựng “hỏi thăm” và gây khó khăn. Chắc chắn là không có công trình sai phạm nào là qua mắt được chính quyền, chỉ có điều là “có bỏ qua hay không?”.  

Để xác minh các thông tin do bạn đọc phản ánh, PV đã nhiều lần liên hệ với cơ quan chức năng của phường Hàng Mã và Đội Trật tự xây dựng quận Hoàn Kiếm để đề nghị cung cấp thông tin về tình hình vi phạm trật tự xây dựng theo người dân phản ánh, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm và có biểu hiện né tránh báo chí.

Vào ngày 24/10/2013, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 6398/QĐ-UBND về việc “Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội”. Trong đó vai trò của Khu phố cổ được nhấn mạnh: “Là di tích cấp Quốc gia có giá trị về cấu trúc không gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội truyền thống, hệ thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hóa qua các giai đoạn lịch sử. Phần lớn nhà ở có tổ chức không gian hình ống, với các lớp công trình có sân xen kẽ, có mái dốc lợp ngói”.

Theo đó, quy định cụ thể: Các công trình xây dựng đối với lớp nhà mặt phố chỉ được phép xây từ 1-3 tầng, chiều cao 6-12m; đối với lớp phía sau chỉ từ 2-4 tầng, chiều cao 10-16m; khoảng lùi tối thiểu của lớp phía sau là 4-6m. Bên cạnh đó, quy định chung đối với khu vực phố cũ được Hà Nội đưa ra đối với các công trình xây dựng đặc trưng từ 4-6 tầng (khoảng 16 - 22m), mật độ xây dựng tại các ô phố không quá 70%...

Quy định về quy hoạch phố cổ, phố cũ đã ban hành rõ ràng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV về tình trạng vi phạm TTXD tại phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội vẫn diễn ra. Các công trình có dấu hiệu vi phạm rất rõ ràng như đã nói ở trên, các cơ quan chức năng cần vào cuộc ngay.

Tại khoản 1 và khoản 2, điều 2, Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội có quy định:

“1. Công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục triệt để theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo các quy định của pháp luật...”.

Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, thực hiện tốt quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, đề nghị chính quyền quận Hoàn Kiếm và TP Hà Nội nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra và xử lý ngay những vi phạm đang xảy ra để lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tin mới

Xử lý ra sao nếu đến muộn phỏng vấn ở công ty Nhật?
Văn hóa đúng hẹn trong các công ty Nhật luôn là chủ đề mà bất kỳ ứng viên nào khi tìm việc cũng cần lưu ý, nhất là trong buổi phỏng vấn. Muộn phỏng vấn mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý sẽ khiến bạn bị mất ngay lập tức cơ hội vào vòng tiếp theo.