Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 10/05/2022 10:35 (GMT+7)

Quảng Ninh: Gần 4 vạn người tham gia Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng

Hòa chung không khí mừng lễ Phật đản trên mọi miền Tổ quốc, sáng ngày 8/5/2022, tại chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh) đã trang trọng diễn ra Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2566 - Dương lịch 2022.

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có đại diện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và Phật tử tại một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của trụ trì các chùa trong nước, trong tỉnh Quảng Ninh và sự tham gia của gần 4 vạn người dân và Phật tử khắp các miền.

279925558-5056372351064801-5252579326608491728-n-1652152539.jpg
Tại chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh) đã diễn ra Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566, dương lịch 2022 trong không khí trang nghiêm và long trọng.
279643422-1376993532769905-8439165293729985096-n-1652152538.jpg
Ngay từ sáng sớm, hàng vạn Phật tử có mặt tại sân chính điện chàu Bà Vàng để thưởng thức các tiết mục văn hóa văn nghệ tại lễ Phật đản.
279575832-1086247468622053-4981310171453263236-n-1652152538.jpg
279824227-1552797985116408-2607740983170304952-n-1652152538.jpg
Tham dự Đại lễ có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan ban, ngành Trung ương, địa phương, Chư tôn hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái của quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan,Bangladessh, Sri Lanka.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đại biểu cùng Phật tử chùa Ba Vàng đã cùng tham gia các nghi lễ Phật đản truyền thống, tụng kinh cầu nguyện cho quốc thái dân an và các nghi thức như: Tắm Phật, dâng hương, dâng hoa, diễu hành mừng Phật đản sinh, rước đăng cúng dường Đức Phật đản sinh…

Chuỗi chương trình diễn ra trang trọng và ý nghĩa theo nghi thức truyền thống của Phật giáo. Đặc biệt là nghi thức tắm Phật đã được thực hiện một cách trang nghiêm - thành kính và ý nghĩa.

Ngoài các nghi lễ truyền thống, các Phật tử cũng được nghe “Thông điệp Phật đản” của Hòa thượng Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; “Diễn văn Đại lễ Phật đản” của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để thấu hiểu về ý nghĩa của lễ Phật đản, để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức Phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

279703914-1320165838477452-8289175178398637016-n-1652152538.jpg
Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng tuyên đọc diễn văn Đại lễ Phật đản.

Phát biểu tại buổi lễ, trụ trì chùa Ba Vàng - thầy Thích Trúc Thái Minh - cho biết: Năm Phật lịch 2566, Phật đản năm nay trở về trong niềm vui chung của nhân dân cả nước, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát. Cuộc sống trở lại bình thường, kinh tế xã hội đang trên đà hồi phục phát triển nhanh và bền vững, đời sống văn hóa, sinh hoạt tâm linh mang lại sự phấn khởi, tươi vui cho tất cả mọi người.

Thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh khẳng định: Kính mừng Phật đản năm nay, cũng đúng vào thời gian Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố đang tập trung trí tuệ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2022 - 2027 tiến tới Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ được tổ chức vào tháng 11/2022 tại Thủ đô Hà Nội.

Để mọi Phật sự được thành tựu, mỗi Tăng Ni cần khắc ghi và thực hành lời dạy của Đức Phật về giáo lý Tứ nhiếp pháp: “Bố thí, là bằng tâm thanh tịnh nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19. Ái ngữ là dùng lời từ hòa hướng dẫn mọi người an trú vào pháp thiện. Lợi hành là làm lợi ích cho mọi người và xã hội. Đồng sự là hòa hợp dấn thân phục vụ để khuyến hóa mọi người phát tâm tu tập theo thiện pháp, hướng đến Nhất thiết trí - thành Phật”.

Đây chính là con đường dẫn đến sự thành công của mọi công tác Phật sự. Đó cũng chính là con đường để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Giáo hội. Đồng thời là điều kiện quan trọng quyết định sự thanh tịnh, hòa hợp và thành công của Đại hội trên tinh thần Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết và Phát triển.

tm-img-alt
Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng (bên phải) đang thực hiện nghi lễ tắm Phật.

Trong niềm hoan hỷ vô biên, thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh kính chúc Chư tôn đức Tăng Ni, quý Cư sĩ, và đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài một mùa Phật đản an lạc, vô lượng cát tường, thành tựu viên mãn các Phật sự lợi đạo ích đời, trong tinh thần xương minh Đạo Pháp, phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường Đức Phật nhân ngày Đại lễ Phật đản - Vesak năm nay.

Xen kẽ các nghi lễ là chương trình văn nghệ đặc sắc với những lời ca tiếng hát của các ca sĩ, nghệ sĩ cộng đồng bày tỏ niềm hạnh phúc mừng vui về sự Đản sinh của Đức Phật và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài.

Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: Chùa Ba Vàng vô cùng hạnh phúc vì được chứng kiến các Phật tử và rất nhiều những người anh em trên thế giới hội tụ tại đây. Mong rằng, qua Đại lễ Phật đản năm nay, Phật giáo trên thế giới ngày càng phát triển vì giáo lý của đạo Phật là giáo lý cứu đời...

279437308-679857449971797-7127351758422516684-n-1652152538.jpg
279291507-1052133435661723-3518683969212537524-n-1652152538.jpg
279505740-698408931370890-8903753994193747901-n-1652152538.jpg
279255558-292635873076045-4814378752178898457-n-1652152538.jpg
Kết thúc Đại lễ là nghi thức dâng hương, tụng kinh khánh đản và lễ tắm Phật. Lễ tắm Phật đã thu hút đông đảo các Tôn đức Tăng Ni các hệ phái, Phật tử trong và ngoài nước.

“Trong niềm hoan hỷ vô biên đón mừng kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, chúng ta nhất tâm hướng về Đức Phật, bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng đối với tình thương vô bờ mà Ngài dành cho chúng ta và toàn thể nhân loại. Chúng ta nguyện trọn đời đi theo bước chân Ngài trên con đường phụng sự nhân sinh, hầu mong đem ánh sáng trí tuệ và từ bi nơi Ngài đến với thế gian, để tất cả đều được hưởng hạnh phúc và an lạc”, Thầy Thích Trúc Thái Minh khẳng định.

Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2022 được tổ chức trọng thể. Đây là dịp để đông đảo quần chúng nhân dân tham dự góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đại lễ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch đến với Quảng Ninh, gắn kết phát triển du lịch tâm linh với du lịch sinh thái, kích cầu du lịch của địa phương và các vùng lân cận, xúc tiến xây dựng và quảng bá hình ảnh con người Quảng Ninh, cởi mở thân thiện, văn minh và hiếu khách với bạn bè trong nước và quốc tế.

Các hoạt động của Đại lễ góp phần thiết thực vào thực hiện chủ trương, chính sách về phục hồi hoạt động du lịch theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hậu COVID-19. Đồng thời, mong muốn chư Tăng Ni, Phật tử sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch trên tinh thần vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới