Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/11/2024 15:11 (GMT+7)

Quy định mới của Bộ Y tế về khám sức khỏe đối với người lái xe

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe đối với người lái xe.

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 36/2024/TT-BYT ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Theo đó, thông tư 36/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo 3 nhóm gồm:

Nhóm 1: áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng;

Nhóm 2: áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B;

Nhóm 3: áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

Quy định hiện nay là nhóm 1 dành cho người lái xe hạng A1; nhóm 2 dành cho người lái xe hạng B1 và nhóm 3 dành cho người lái xe các hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

Theo thông tư 36/2024/TT-BYT, người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1/1/2025 nếu có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hạng A1 sang giấy phép lái xe hạng A thì áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe nhóm 1 để khám sức khỏe.

Đối với người khuyết tật đề nghị cấp giấy phép lái xe hạng A1 hoặc cấp giấy phép lái xe hạng B không phải khám chuyên khoa cơ xương khớp.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Về xét nghiệm ma túy và nồng độ cồn khi khám sức khỏe cấp đổi giấy phép lái xe, thông tư mới không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% mà chỉ yêu cầu xét nghiệm nồng độ 5 loại ma túy. Việc xét nghiệm nồng độ cồn khi có chỉ định của bác sĩ nghi ngờ.

Việc khám sức khỏe định kỳ với người hành nghề lái xe ô tô, yêu cầu bắt buộc xét nghiệm cả nồng độ cồn và ma túy (5 loại ma túy thay cho 4 loại như quy định hiện hành).

Một điểm mới đáng lưu ý nữa ở thông tư 36/2024/TT-BYT là quy định về cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng. Cấu trúc dữ liệu kết quả khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng gồm: phần hành chính; tên cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe; ngày khám sức khỏe; kết quả xét nghiệm ma túy; kết luận về tình trạng sức khỏe.

Thông tư 36/2024/TT-BYT cũng quy định giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong 1 năm thay vì 6 tháng như hiện nay. Thông tư mới cũng bỏ quy định về khám thai sản vì ít liên quan sức khỏe lái xe.

Thông tư số 36/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Cùng chuyên mục

Không được từ chối, xử trí chậm trễ ca bệnh cấp cứu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Trong văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Y tế yêu cầu trong công tác khám chữa bệnh dịp này phải bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. 
Ô nhiễm không khí làm tổn thương nghiêm trọng não bộ
Theo tập san khoa học Nature ngày 14/1, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm với chứng sa sút trí tuệ và các rối loạn não bộ khác. Giờ đây, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế gây hại của các chất ô nhiễm và mức độ tác động của chúng.

Tin mới