Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 14/09/2020 13:09 (GMT+7)

Quỳ trước công đường

Nguyên đơn của một vụ kiện dân sự – một cụ già 79 tuổi quỳ giữa Tòa, hai tay nâng đơn lên quá đầu, xin được xét xử vụ kiện của mình tại TAND tỉnh Đồng Nai vào sáng ngày 08/9 vừa qua.

Hình ảnh đó có thể gây phản cảm tại nơi công đường nhưng đã làm nhiều người xúc động, xót xa, thương cảm và buộc phải tìm hiểu kỹ càng vụ việc tại sao, tình cảnh nào lại buộc một cụ già phải hạ mình cầu xin như thế.

Hình ảnh ông Trần Hữu Sỹ đội đơn quỳ trước tòa hôm 08/9. Ảnh: Thanh niên.

Đó là một vụ kiện mà tình tiết không có gì phức tạp. Ông Trần Hữu Sỹ ký hợp đồng thuê hồ rộng 27ha, thời hạn 20 năm, giá thuê 5 triệu đồng một năm với Trung tâm du lịch – đơn vị quản lý hồ này. Năm 1995, Trung tâm du lịch giải thể, Lâm trường Mã Đà quản lý hồ này, ký lại hợp đồng với ông Sỹ, thêm nội dung là định kỳ 5 năm hai bên phải ngồi lại để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Năm 2000, Lâm trường Mã Đà đơn phương thanh lý hợp đồng, cho người khác thuê lại với giá 75 triệu đồng một năm. Ông Sỹ làm đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường kinh phí bỏ ra cải tạo hồ và thả cá là gần 1,5 tỉ đồng, gồm cả lãi suất tính từ năm 1994.

Phiên tòa sơ thẩm năm 2003 tuyên buộc Lâm trường phải bồi thường ông Sỹ 906 triệu đồng. Phiên phúc thẩm hủy án để xét xử lại từ đầu với lý do bị đơn đã thay đổi tư cách tố tụng (từ Lâm trường Mã Đà chuyển thành Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu). Sơ thẩm lần 2 năm 2006 Tòa tuyên buộc bị đơn phải bồi thường cho ông Sỹ 630 triệu đồng. Phúc thẩm, Tòa giữ nguyên án sơ thẩm. Năm 2010, TAND Tối cao ra Quyết định hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, xét xử lại từ đầu vì căn cứ đòi bồi thường của ông Sỹ là có cơ sở thực tế, một số kinh phí đầu tư ông bỏ ra chưa được Tòa án các cấp xem xét đến. 9 năm sau, tức vào năm 2019 mới có bản án sơ thẩm buộc bị đơn phải bồi thường 1,231 tỷ đồng, ông Sỹ kháng cáo đòi mức bồi thường tính đến thời điểm đó là 81 tỷ đồng.

Phiên phúc thẩm liên tục bị hoãn, báo xử vào tháng 6 rồi hoãn đến tháng 7, tiếp tục hoãn đến ngày 03 tháng 8, rồi 20 tháng 8, đến ngày 08 tháng 9 phiên tòa ấn định đưa ra xét xử, các đương sự có mặt tại Tòa thì lại hoãn vì “Kiểm sát viên còn bận ngồi ở phiên tòa khác”. Quá bức xúc, thất vọng, cụ già Trần Hữu Sỹ mới có động thái đau xót kể trên.

Tóm tắt diễn biến của quá trình xét xử vụ án này ngõ hầu lý giải việc một cụ già phải quỳ trước công đường. Câu trả lời chắc chắn mọi người đều biết vì sao, vì đâu và vì ai. Đó cũng là lý giải vì sao đã có bị cáo có những hành động bất đắc dĩ hết sức tiêu cực ngay tại Tòa án và đến bây giờ, nguyên đơn quỳ gối trước công đường!  

Cùng chuyên mục

Vụ ‘Gây rối trật tự công cộng’ tại huyện An Dương, TP. Hải Phòng: Các bị cáo kháng cáo, người nhà kêu cứu
Được biết, ngày 26/12/2024, TAND huyện An Dương, TP. Hải Phòng đã xét xử công khai vụ án “Gây rối trật tự công cộng” và tuyên phạt các bị cáo lần lượt từ 30 đến 42 tháng tù giam. Sau đó, các bị cáo đã kháng cáo và người nhà có đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng cho rằng, nguyên nhân, chứng cứ của vụ án thiếu khách quan, chưa đúng người, đúng tội…
Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hối lộ các cựu cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc 45,4 tỷ đồng và 2,32 triệu USD
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?