Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/01/2021 03:24 (GMT+7)

Sáng 7/1, Hà Nội chính thức thông xe cầu Thăng Long

Sau hơn 5 tháng thi công sửa chữa, sáng ngày 7/1, cầu Thăng Long (Hà Nội) chính thức thông xe trở lại, toàn bộ phương tiện được lưu thông trở lại với tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng.

Tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu đánh giá, đây là dự án quan trọng, được hoàn thành trong những ngày đầu năm mới 2021, góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo những bước đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Theo quy hoạch đến 2030, tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển sang phần phía Bắc sông Hồng. Đây là khu vực mới cần được phát triển thành một đô thị hiện đại, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, có sức hấp dẫn và trở thành đối trọng của khu vực phía Nam sông Hồng trong việc thu hút người dân, giảm dân số từ đô thị lõi, đô thị cũ; đồng thời, tạo động lực mới, hình ảnh mới cho Thủ đô văn minh.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi lễ.

Phó Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các chuyên gia đã hết sức tích cực và có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, tìm kiếm các công nghệ sửa chữa cầu Thăng Long, trong đó có vật liệu để làm mặt cầu và khắc phục mọi khó khăn lao động ngày đêm để đảm bảo dự án về đích.

Để đảm bảo hiệu quả công trình đưa vào khai thác thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Đường bộ và Bộ GTVT phối hợp với Thành phố Hà Nội bàn giao công trình, khai thác đảm bảo tuyệt đối an toàn hiệu quả trong đó lưu ý kiểm soát xe tải qua cầu để đảm bảo trọng tải không vượt quá và chất lượng cầu.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ cho biết, cầu Thăng Long là tuyến đường giao thông huyết mạnh nối Thủ đô Hà Nội với sân bay Nội Bài và các tỉnh phí Bắc. “Việc sửa chữa cầu Thăng Long góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư dự án, đảm bảo đồng bộ lưu thông thông suốt với tuyến vành đai 3, giảm tải cho cầu Nhật Tân và ùn tắc giao thông nội đô tại vị trí cửa ngõ vào thành phố”, ông Chu Ngọc Anh cho biết.

Ông Chu Ngọc Anh đề nghị Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội, các quận huyện… tiếp tục phối hợp với các ban, ngành liên quan khai thác dự án, kiểm soát tải trọng xe, để đảm bảo an toàn hiệu quả, nâng cao tuổi thọ của công trình.

Lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội thị sát cầu Thăng Long.

Tại buổi lễ thông xe, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huyện thông tin, cầu Thăng Long từ lâu đã xuất hiện các hư hỏng, vào năm 2009 Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành sửa chữa lớn và nhiều lần sửa chữa cục bộ. Nhưng đến vẫn chưa được khắc phục triệt để làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây bức xúc dư luận.

Theo kết quả kiểm định, đánh giá ngu yên nhân gây hư hỏng mặt cầu Thăng Long của Tư vấn, kết hợp với nghiên cứu của Tư vấn KEI - Nhật Bản năm 2013 – 2014, nguyên nhân chính gây hư hỏng mặt cầu là do: Cấu tạo của bản mặt cầu là mỏng so với yêu cầu, độ cứng nhỏ, bản mặt cầu chịu kéo theo cả hai phương dọc và ngang; lớp bê tông nhựa thi công trên mặt cầu thép khó kiểm soát về độ chặt lu lèn và nhiệt độ, độ dính bám kém gây ra các hiện tượng phá hoại nứt, trượt lớp phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội cắt băng thông cầu Thăng Long.

Từ ngày 16/8/2020, mặt cầu Thăng Long bắt đầu được sửa chữa lớn bởi các nhà thầu và công nghệ trong nước. Tổng mức đầu tư sửa chữa gần 270 tỷ đồng.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng trong quá trình sử dụng, mặt cầu biến dạng, bị nứt và sụt lún, đã gây ảnh hưởng đến an toàn cũng như mỹ quan công trình.

Các phương tiện bắt đầu được đi lại trên cầu Thăng Long từ ngày 7/1.

Sau nhiều lần sửa chữa không thành công, kết quả chưa như mong muốn, dự án được nâng cấp sửa chữa lần này đã được thi công khoa học, an toàn. Dự án sửa chữa cầu Thăng Long sau khi hoàn thành giúp các phương tiện lưu thông với tốc độ tối đa là 80km/h.

Cùng chuyên mục

Từ 2025 người chưa nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được cấp, đổi giấy phép lái xe
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 quy định, cơ quan chức năng sẽ không cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm giao thông chưa nộp phạt cũng như không thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện vi phạm chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.
Hơn 19.000 thông báo học sinh vi phạm giao thông
Ngày 25/10, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, lực lượng chức năng đã gửi thông báo vi phạm của 19.362 trường hợp tới các nhà trường, cơ sở giáo dục đồng thời tiếp tục xác minh các trường hợp vi phạm để gửi thông báo do có không ít người vi phạm dù đang ở độ tuổi học sinh nhưng không còn đi học hoặc cố tình khai sai lệch thông tin.
10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
Dừng miễn phí qua trạm BOT cho các xe chở hàng cứu trợ bão số 3
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề nghị dừng việc miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...