Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 24/04/2024 07:02 (GMT+7)

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo dịch tay chân miệng

Theo Sở Y tế Hà Nội, tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng, trong thời gian thành phố sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12/4 đến 19/4), Hà Nội ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã.

Cụ thể, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 186 ca mắc, 0 ca tử vong, tăng 25 ca mắc so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã; một số đơn vị có nhiều ca mắc trong tuần như: Ba Vì (20 ca); Sóc Sơn, Thanh Oai (17 ca); Hà Đông (15 ca); Mê Linh, Hoàng Mai (14 ca); Chương Mỹ, Thanh Trì (12 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 770 ca mắc, chưa có ca tử vong, tăng 85% số ca mắc so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tuần ghi nhận 6 ổ dịch tay chân miệng tại Thanh Oai (3), Ba Vì (1), Phúc Thọ (1), Hoàng Mai (1). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 16 ổ dịch, trong đó 8 ổ dịch đang hoạt động tại Ba Vì (3), Thanh Oai (3), Phúc Thọ (1), Hoàng Mai (1).

Theo nhận định, của Sở Y tế Hà Nội, tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch. Các địa phương cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa y tế và nhà trường để phòng chống dịch, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc và xử lý ổ dịch nhanh chóng, hiệu quả.

Hà Nội đã ghi nhận 1 ca mắc sởi, đây là ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024 (cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca mắc sởi).

Hà Nội cũng ghi nhận 1 ca mắc ho gà tại Thanh Xuân, giảm 6 ca mắc so với tuần trước. Trong năm 2024 ghi nhận 46 ca mắc tại 20 quận, huyện, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn ca mắc là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 52,2%), tỷ lệ trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 70% số ca mắc.

Đối với dịch sốt xuất huyết, trong tuần ghi nhận 7 ca mắc, không có ca tử vong; giảm 6 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 576 ca mắc, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, đặc biệt tại trường mầm non, tiểu học. Tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường mầm non, mẫu giáo khi có ca bệnh, ổ dịch.

Tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh mùa hè như: tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella… Khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên động vật; triển khai thực hiện hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Cùng với đó, giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại Cầu Giấy, Thanh Oai, Hoàng Mai, Thường Tín, Mỹ Đức, Long Biên. Tiếp tục giám sát vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong trường học, lễ hội.../.

Cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai hàng ngày: Cẩm nang cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương pháp tránh thai hiệu quả và phổ biến được sử dụng bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu sử dụng viên uống tránh thai có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?

Tin mới