Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 02/03/2024 14:28 (GMT+7)

Sự âm thầm và nguy hiểm của mỡ nội tạng trong cơ thể

Mỡ nội tạng là kẻ thù nguy hiểm tiềm ẩn khiến bạn có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư.

Mỡ nội tạng là một loại mỡ cơ thể mà dự trữ trong khoang bụng, có vị trí gần một số cơ quan quan trọng bao gồm gan, dạ dày và ruột. Việc dư thừa mỡ nội tạng gây rắc rối tới sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Mỡ nội tạng là kẻ thù nguy hiểm tiềm ẩn khiến bạn có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng có độ nguy hiểm, khó giảm và không dễ dàng bị loại bỏ.

Mỡ nội tạng được dự trữ trong khoang bụng Loại mỡ này tích tụ trong các động mạch làm tăng nguy mắc các bệnh về ti, mạch, nội tiết, ung thư.
Mỡ nội tạng được dự trữ trong khoang bụng Loại mỡ này tích tụ trong các động mạch làm tăng nguy mắc các bệnh về ti, mạch, nội tiết, ung thư.

Thế nào là mỡ nội tạng và nguyên nhân gây nên

Mỡ trong cơ thể đóng vai trò quan trọng để thiết kế đệm và hỗ trợ các cơ quan xây dựng tế bào cũng như dự trữ năng lượng cho cơ thể. Mỡ nội tạng được dự trữ trong khoang bụng Loại mỡ này tích tụ trong các động mạch làm tăng nguy mắc các bệnh về ti, mạch, nội tiết, ung thư.

Nguyên nhân khiến bạn bị mỡ nội tạng có nhiều, đó là:

- Chế độ ăn nhiều calo nhưng ít vận động.

- Phụ nữ cao tuổi khối lượng cơ ít đi và lượng mỡ tăng lên, nhất là ở vùng bụng.

- Tuổi tác và di truyền cũng đóng vai trò trrong việc phát triển mỡ nội tạng.

- Nghiện rượu bia cũng khiến bạn bị mỡ nội tạng.

- Chế độ ăn không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì hoặc một số bệnh khác liên quan đến chuyển hóa cơ bản.

Sự nguy hiểm khi bị mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng gây ra những vấn đề đáng ngại đến sức khỏe, đó là:

-Tăng tình trạng để kháng insulin. Nguyên nhân do chất béo trong mỡ nộ tạng tiết ra ra khiến cho các loại protein liên kết với retinol. Ngay cả khi bạn chưa mắc tiểu đường hay chỉ mới tiền tiểu đường thì vẫn gặp tình trạng này.

-Tăng phản ứng viêm của cơ thể. Khi mắc nội tạng các tế bào mỡ sẽ giải phóng các cytokine gây viêm và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chất béo nội tạng có thể gây ra nhiều khó khăn cho cơ thể trong quá trình thực hiện đào thải độc tố, gây nên các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, đái tháo đường, tim mạch, ung thư đại trực tràng…

-Ức chế sự hoạt động của hormone chất béo. Đó là các adiponectin hay hormone chất béo. Hormone này hoạt động như một chất điều chỉnh chất béo, khi lượng hormone này quá ít không đáp ứng với yêu cầu của cơ thể có thể nguyên nhân do thừa chất béo quá mức.

-Nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ. Các cytokine viêm tạo ra từ chất béo là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và các rối loạn viêm nhiễm khác. Khi bị viêm, gan sẽ bị quá tải với cholesterol và chất độc, dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch.Mỡ nội tạng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các dấu hiệu bệnh tim mạch như chất béo trung tính cao, huyết áp cao và cholesterol cao.

- Gây ra các bệnh mạn tính. Việc tăng mỡ nội tạng sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, tăng đường huyết và lipid máu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở những người béo phì cao gấp 4-5 lần so với người bình thường và 80% bệnh nhân tiểu đường loại 2 bị béo phì.

- Ảnh hưởng đến sinh sản: Khi lượng mỡ nội tạng của phụ nữ quá cao, nồng độ hormone có thể bị rối loạn, kinh nguyệt không đều, thậm chí sự phát triển của nang trứng có thể bị ảnh hưởng. Khi lượng mỡ nội tạng của nam giới quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của tinh trùng.

- Gây ra các bệnh về xương khớp: Những bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì dễ bị chèn ép xương, khớp, dẫn đến cột sống thắt lưng và các khớp chi dưới phải chịu tải trọng lớn hơn, dễ mắc bệnh viêm xương khớp.

- Ngoài ra chỉ số mỡ nội tạng bất thường còn gây ra một số vấn đề như sa sút trí tuệ, bệnh gút, hen suyễn, viêm xương khớp, đau lưng, ung thư vú, alzheimer…

Mỡ nội tạng dư thừa gây nhiều vấn đề vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ. Ảnh minh họa
Mỡ nội tạng dư thừa gây nhiều vấn đề vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ. Ảnh minh họa

Lời khuyên của bác sĩ

Để xem chính xác bạn có bị mỡ nội tạng hay không, các bác sĩ thường đặt các câu hỏi chuyên môn để bạn trả lời, sau đó mới dựa trên xét nghiệm hình ảnh, như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để xác định tình trạng bệnh.

Mỡ nội tạng dư thừa gây nhiều vấn đề vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ. Vì vậy việc thực hiện, thay đổi chế độ ăn, lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh là cần thiết. Cụ thể là:

- Thường xuyên tập thể dục thể thao. Có thể sử dụng bài tập kết hợp của phương pháp luyện tập bao gồm bài tập cardio giúp làm tăng nhịp tim và bài tập rèn luyện sức mạnh để cải thiện, hình thành cơ bắp tốt hơn. Bạn vận dụng các môn bơi lội,chạy bộ, đạp xe, chạy bộ, tập tạ, hít đất, squat...

- Kiểm soát stress. Khi cơ thể bị căng thẳng hay stress quá nặng có thể tiết ra hormone cortisol và loại chất này làm tăng hàm lượng chất béo bên trong nội tạng. Bạn có thể áp dụng phương pháp thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Ăn thực phẩm sạch, trái cây, rau củ tươi. Uống đủ nước.

- Cần có giấc ngủ ngon, sâu.

- Hạn chế đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.
Thời tiết nắng nóng, trẻ dễ mắc những bệnh lý nào?
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia y tế đưa ra nhận định, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nóng, say nắng và các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…).

Tin mới

Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.