Sự thật bất ngờ về loài cây thần 400 năm mới nở hoa 1 lần
Theo tìm hiểu, loài cây này có tên là Rheum nobile, xuất hiện nhiều ở vùng núi Tây Tạng.
Thời gian qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về loài cây hoa hiếm tại Himalaya, có thời gian sinh trưởng ngoạn mục: chỉ nở 1 lần trong 400 năm.
Theo thông tin tìm hiểu, đây đúng là loài cây quý hiếm nhưng thực tế tuổi thọ của nó đã bị phóng đại quá mức.
Được biết, loài cây này có tên là Rheum nobile, sẽ nở hoa một lần sau trung bình khoảng 33 năm trước khi tàn.
Cây này còn có tên khác là Sikkim rhubarb, một loài cây thân gỗ sống lâu năm có nguồn gốc từ dãy Himalaya, mọc cao đến hơn một mét.
Chúng phát triển mạnh ở vùng núi có độ cao từ 4000 đến 4800m, là giống cây quen thuộc với người dân Tây Tạng, hoặc rải rác một ít ở Vân Nam, Tứ Xuyên.
Thông thường chúng sẽ nở hoa vào tháng 6 - 7, sau từ 5 - 7 năm sinh trưởng.
Cây có bộ rễ cắm sâu vào đất tới 2m, phát triển cánh hoa ở ngoài bao bọc các hạt bên trong, nếu cây bị mất một cánh thôi cũng sẽ chết.
Cây lâu năm đơn tính dành ít nhất một năm ở trạng thái sinh dưỡng trước khi ra hoa một lần và chết.
Giáo sư Jürg Stöcklin của Đại học Basel cho biết thực tế cây cây Rheum nobile không mất 400 năm để nở hoa. Trong một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Annals of Botany, Giáo sư Stöcklin và các đồng tác giả của ông đã ước tính khoảng thời gian trung bình để Rheum nobile đạt được kích thước ra hoa là 33,5 năm.
"Rheum nobile thực sự là một loài thực vật rất ngoạn mục vì vòng đời của nó", ông Jürg Stöcklin cho biết. Khi nó ra hoa, nó có tạo hình "khổng lồ", có thể được nhìn thấy từ cách xa hàng km.
Ông nói thêm rằng hoạt động sinh sản độc đáo này sẽ tiếp diễn bằng hoạt động hàng nghìn hạt giống được phân tán khắp nơi trước khi cây chết.
Rheum nobile gồm nhiều lá bao bọc lẫn nhau, màu sắc nhạt dần từ gốc lên đến ngọn. Dưới ánh nắng, chúng tỏa ra màu ánh vàng tuyệt đẹp. Vào mùa thu hoạch, ruộng cải tháp vàng thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
Tuy nhiên, do loài cây này sinh trưởng độ cao lên tới 4.400m nên các du khách phải nhờ tới sự hướng dẫn của người dân bản địa mới có cơ hội chiêm ngưỡng.