Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 25/11/2022 20:52 (GMT+7)

Suốt ruột chờ thông tin đổi mới thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học

Kỳ thi tốt nghiệp trung học và tuyển sinh đại học sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2025 là vấn đề đang được học sinh, phụ huynh rất quan tâm khi chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai ở bậc trung học phổ thông gần hết một học kỳ của lớp 10 nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa công bố những thay đổi trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học từ năm 2025.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ thay đổi hoàn toàn từ năm 2025 nên tôi rất sốt ruột, không biết sẽ thay đổi như thế nào vì chương trình mới khác hẳn chương trình cũ về kiến thức, mục tiêu giáo dục,” chị Hoàng Phương Hoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ.

Theo phụ huynh này, với chương trình hiện hành, học sinh học bắt buộc tất cả các môn và thi tốt nghiệp bắt buộc ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, tự chọn môt trong hai nhóm tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên (gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học) và Khoa học Xã hội (gồm môn Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử). Trong khi với lứa học sinh lớp 10 năm nay chỉ học bắt buộc 4 môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử, các môn học còn lại được tự chọn.

“Với sự lựa chọn đa dạng môn học như vậy, không biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức thi như thế nào, nếu thi tất cả các môn thì đề thi chắc chắn sẽ rất phức tạp, hay bộ sẽ chỉ tổ chức thi 4 môn bắt buộc? Lúc đó, các trường đại học sẽ xét tuyển như thế nào?” chị Hoa băn khoăn.

Theo chị Hoa, tuy số chỉ tiêu các trường đại học dùng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển đã giảm trong những năm qua nhưng đây vẫn là phương thức chiếm tỷ lệ chỉ tiêu cao nhất. Trong khi để có kết quả tốt cho kỳ thi này, học sinh sẽ phải tập trung học ngay từ lớp 10. “Vì thế, tôi rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sớm để học sinh, phụ huynh và các nhà trường chủ động trong kế hoạch học tập,” chị Hoa kiến nghị.

Trong lúc chờ đợi thông tin về kỳ thi, chị Hoa tập trung cho con học ngoại ngữ để thi các chứng chỉ quốc tế nhằm chuẩn bị sẵn cho các phương án tuyển sinh khác có xét chứng chỉ.

Suốt ruột chờ thông tin đổi mới thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học ảnh 1
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học sẽ được thực hiện như thế nào là vấn đề đang được phụ huynh, học sinh quan tâm.

Tuy nhiên, với những học sinh khu vực nông thôn, miền núi lại không có điều kiện thuận lợi học ngoại ngữ để sẵn sàng “xếp lốt” nhiều cửa tuyển sinh như học sinh thành phố, phần lớn xét tuyển theo hai phương thức dựa vào điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp. Vì vậy, việc mong ngóng chờ đợi thông tin về kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học từ Bộ Giáo dục và Đào tạo lại càng lớn.

Em Trần Thị Vân (Kiến Xương, Thái Bình) cho hay kỳ thi tốt nghiệp hiện nay có 4 bài thi với 6 môn nên có thể kết hợp thành nhiều tổ hợp để xét tuyển, học sinh cũng có đa dạng sự lựa chọn các tổ hợp. “Tuy nhiên, ở chương trình mới, học sinh chỉ học bắt buộc 4 môn nên nếu bộ chỉ thi tốt nghiệp 4 môn thì việc xét tuyển đại học sẽ như thế nào khi số tổ hợp sẽ hạn chế hơn, học sinh ít lựa chọn hơn? Nếu đề thi tốt nghiệp dễ hơn và bộ giao cho các địa phương tổ chức thì liệu các trường đại học có sử dụng điểm thi này để xét tuyển nữa không? Nếu không, lúc đó các trường sẽ tuyển sinh như thế nào? ” Vân băn khoăn với hàng loạt câu hỏi.

Cũng theo Vân, không chỉ kỳ thi tốt nghiệp của bộ mà việc các kỳ thi riêng của các trường như bài thi tư duy, thi kiểm tra, đánh giá năng lực sẽ được tổ chức như thế nào sau hai năm nữa cũng là vấn đề học sinh rất chờ đợi thông tin vì các kỳ thi này hiện kiểm tra kiến thức khá toàn diện trong khi hiện hay học sinh chương trình mới không học toàn diện mà chỉ chọn một số môn học.

“Khi bộ và các trường công bố các phương án thi thì học sinh mới xác định được định hướng học tập như thế nào vì mục tiêu cuối cùng của học sinh là trúng tuyển vào các ngành, trường đại học mà mình mong muốn,” Vân cho hay.

Không chỉ với học sinh, phụ huynh, các trường đại học cũng đang sốt ruột chờ bộ. Lãnh đạo một đại học cho hay xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông là nguồn tuyển chính của trường. “Vì thế, chúng tôi cũng đang chờ đợi phương án thi mới của bộ để có thể tính toán, điều chỉnh phương thức tuyển sinh phù hợp vì theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường khi điều chỉnh tổ hợp môn và chỉ tiêu xét tuyển giữa các phương thức, các tổ hợp phải công bố sớm cho thí sinh có sự chuẩn bị, học và ôn tập,” vị này cho hay.

Trước đó, tại buổi họp báo vào đầu tháng Bảy, sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus về việc tổ chức kỳ thi này từ năm 2025, khi lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới học đến lớp 12, ông Lê Mỹ Phong, Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho khẳng đinh: "Khi học sinh lớp 12 học theo chương trình mới thì thi tốt nghiệp sẽ có cách thi hoàn toàn mới. Trước khi thực hiện, Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ, theo hướng sao để kỳ thi ngày càng tinh gọn hơn và đảm bảo mục tiêu của kỳ thi."

Tại Hội nghị tổng kết về công tác thi và quản lý chất lượng tổ chức tháng Chín vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay bộ đã có một số phương án cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Theo ông, chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng nên kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện. Vì vậy cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.
Không khoán, áp chỉ tiêu "Kế hoạch nhỏ" tại các trường Hà Nội
Gần đây, dư luận xôn xao trước sự việc xảy ra tại một lớp 7 thuộc Trường THCS Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) khi triển khai chương trình "Kế hoạch nhỏ", giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu chỉ thu giấy vụn trong một ngày duy nhất, nếu học sinh nào quên, giáo viên yêu cầu phụ huynh mang tới nộp, nếu không sẽ phải nộp phạt 50 nghìn/kg giấy.
Hà Nội lưu ý với thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội lưu ý, tất cả thí sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống quản lý thi tại địa chỉ http://thisinhthitotnghiepthpt.edu.vn. Những thí sinh tự do thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tiếp tại phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã nơi thí sinh cư trú.

Tin mới

Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.