Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/11/2024 07:36 (GMT+7)

Tác dụng phụ khó tránh khỏi khi tiêm filler

Tiêm filler mang độ nhanh gọn nhưng buộc phái đẹp phải đối diện với những phản ứng phụ. Nếu nặng nề, bạn cần phải điều trị y tế.

Tiêm filler hiện đang là một trong số những phương pháp làm đẹp phổ biến, mang tính ứng dụng cao. Từ khoá trọng điểm khiến chị em mê mẩn việc tiêm filler chính là tính nhanh gọn, không tiêu tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng, chăm sóc hay đợi bình phục. Tuy nhiên, việc tiêm filler sẽ mang lại những tác dụng phụ khó tránh khỏi.

Ở cấp độ nhẹ:

- Ngứa: Ngứa là một trong những phản ứng cơ bản của chị em sau khi thực hiện phương pháp tiêm filler. Bởi lẽ, cơ thể cần khoảng thời gian để thích nghi và tiếp nhận chất này khi đưa vào cơ thể. Phản ứng ngứa hay châm chích trên da thưởng chỉ diễn ra trong vài tiếng và sau đó sẽ biến mất.

- Bầm tím: Không chỉ ngứa, hiện tượng quen thuộc khác thường thấy sau khi tiêm filler chính là việc bầm tím tại vị trí tiêm gây mất thẩm mỹ. Bởi lẽ, kim tiêm đã phần nào tác động, chạm sâu vào mạch máu nhỏ dưới da. Tuy nhiên, vết bầm tím này sẽ mờ dần sau 2 - 3 ngày.

- Sưng: Ngay tại vị trí tiêm filler thường sẽ sưng cứng trong khoảng 1 - 2 ngày sau khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này. Hiện tượng này cũng sẽ dần thuyên giảm sau những ngày tiếp theo

- Để lại sẹo: Khi tiêm filler không đúng cách hoặc sai kỹ thuật, ngay tại vị trí kiêm tiêm sẽ hình thành lại lớp sẹo. Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người lớp sẹo này sẽ mờ dần ở khoảng thời gian ngắn từ 5 - 7 ngày hoặc dài hơn trong vài tuần.

Tác dụng phụ khó tránh khỏi khi tiêm filler Ảnh 1
Tiêm filler thường để lại một số phản ứng nhẹ như sưng, ngứa hoặc bầm tím.

Cấp độ nặng:

Nếu xuất hiện những phản ứng phụ ở cấp độ nặng nề này, chị em nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và kịp đưa ra những phác độ điều trị phù hợp.

- Nhiễm trùng dẫn đến áp xe: Khi bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy vị trí tiêm filler mưng mủ. Nếu để trong thời gian dài, phản ứng này sẽ diễn ra nặng nề hơn và hình thành áp xe mang theo những triệu chứng đau nhức, khó chịu.

- Để lại u hạt: Với một số chị em mang cơ địa nhạy cảm, khi tiêm filler sẽ hình thành u hạt dưới lớp da vì chất filler không thể thích ứng. Để chữa trị vấn đề này, chị em buộc lòng phải đến các cơ sở y tế.

Tác dụng phụ khó tránh khỏi khi tiêm filler Ảnh 2
Nếu bị nhiễm trùng hay áp xe sau khi tiêm filler, bạn nên đến cơ sơ y tế để điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Doanh nhân Đào Anh Dũng vinh dự được tuyên dương và chứng nhận của Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên
Nhân ngày Quốc tế Tình nguyện viên (5/12/2024), tại Thái Nguyên, Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện Thái Nguyên vinh dự là tập thể được Hội Chữ thập đỏ Thành phố Thái Nguyên trao tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thanh niên tình nguyện năm 2024.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán BHYT, người bệnh trong cùng một lần đến khám tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa) thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh...