Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 02/08/2022 10:15 (GMT+7)

Tamiflu không phải thần dược trị cúm A, đây là thuốc có thể gây trầm cảm cực nhanh mà người dân không hề biết

Dù giá thành của thuốc Tamiflu đã bị đẩy lên rất cao nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua để tích trữ tại nhà, bất chấp những tác dụng phụ nguy hiểm mà loại thuốc này mang lại.

Ngày 31/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi các sở y tế, bệnh viện yêu cầu tăng cường giám sát kê đơn, sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị cúm.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A bùng phát ở một số tỉnh miền Bắc, không ít người dân đã tự ý mua thuốc Tamiflu để tích trữ hay tự điều trị tại nhà, đã khiến giá thuốc này tăng lên từng ngày.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho biết: "Tỷ lệ người cần uống Tamiflu khá thấp. Bởi cúm có thể tự khỏi, chỉ những trưởng hợp có nguy cơ phát triển bệnh, suy hô hấp nhanh thì mới cần uống Tamiflu.

Có cần thiết phải uống Tamiflu khi bị cúm?

Thông thường, từ khi mắc bệnh đến khi chúng ta đi khám, làm xét nghiệm để biết chính xác có đang mắc cúm A hay không thì cũng mất khoảng 2-3 ngày. Trong khi đó, nếu uống loại thuốc này từ 48-72 tiếng sau khi mắc bệnh thì gần như không có tác dụng.

Đặc biệt, Tamiflu có một tác dụng phụ rất nguy hiểm đó chính là khiến người bệnh trở nên trầm cảm, suy nghĩ bi quan dù chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn.

Đối với trẻ em, 1 viên nang Tamiflu sẽ là quá liều, dẫn đến cha mẹ buộc phải mở viên nang ra để chia nhỏ rồi pha với nước. Hành động này sẽ khiến sai liều lượng, ảnh hưởng đến tác dụng trị bệnh và tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Do đó, người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu dự trữ tại nhà là không cần thiết. Tamiflu không phải thần dược, hãy để việc điều trị cho bác sỹ thực hiện'', bác sỹ Khanh cho hay.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới