Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 24/07/2024 13:22 (GMT+7)

Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe từ 01/01/2025

Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe là một trong những điểm mới đáng chú ý tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025).

Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe từ 01/01/2025
Ảnh minh họa.

Cụ thể, tại điểm e, khoản 1, Điều 59, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

Còn theo quy định hiện hành thì tại điểm a, khoản 1, Điều 60, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, có thể thấy so với quy định hiện hành thì khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, Luật sẽ tăng độ tuổi tối đa của người lái xe từ 57 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Ngoài ra, Luật An toàn giao thông đường bộ 2024 cũng phân hạng Giấy phép lái xe thành 15 hạng, gồm: Hạng A1, Hạng A, hạng B, hạng B1, hạng C, hạng C1, hạng D1, hạng D2, hạng D, hạng BE, hạng C1E, hạng DE, hạng D1E, hạng D2E, hạng DE.

Hiện hành, các loại giấy phép lái xe hiện nay được quy định tại Điều 16, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT gồm: A1, A2, A3, A4, B1 số tự động, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

Cùng chuyên mục

Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.