Thái Bình: Chính quyền 'ưu ái' cho bê tông Long Thạch lộng hành?
Mặc dù chưa được thuê đất làm dự án nhưng Công ty TNHH Long Thạch ngang nhiên xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trạm bê tông trái phép và hoạt động gây ô nhiễm trong thời gian dài khiến dư luận bức xúc.
Doanh nghiệp được “ưu ái”, phạt cho tồn tại…
Theo tìm hiểu, năm 2015, Công ty TNHH Long Thạch (trụ sở tại thôn Phạm, xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) được UBND tỉnh Thái Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trạm trộn bê tông, sản xuất cọc – ép cọc bê tông Long Thạch (sau đây biết tắt là Bê tông Long Thạch) trên tổng diện tích đất 9.200m2 tại xã Đông Mỹ, TP Thái Bình. Đến năm 2016 Bê tông Long Thạch đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình hoạt động bị người dân địa phương phản ánh gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân sống quanh khu vực. Điều đáng nói, mặc dù đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng mọi thủ tục hồ sơ pháp lý về đất đai, xây dựng dự án vẫn chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép, phê duyệt.
Để tìm hiểu vụ việc, PV đã có mặt tại khu vực Bê tông Long Thạch, theo ghi nhận thực tế trạm bê tông này chỉ nằm cách trụ sở UBND xã Đông Mỹ chưa đầy 300m và Trạm Y tế xã này khoảng 200m.
Công ty TNHH Long Thạch ngang nhiên xây dựng, lắp đặt trái phép trạm bê tông Long Thạch trên diện tích hơn 9 ngàn m2 đất nhưng chưa được UBND tỉnh Thái Bình ký hợp đồng cho thuê đất. |
Trong khu vực đất dự án là một nhà xưởng “mọc” không phép rộng đến cả ngàn m2 để làm khu chứa vật liệu và nhà điều hành. Nằm kế bên là một trạm trộn được lắp đặt với quy mô hoành tráng, hoạt động rầm rộ từ sáng sớm đến tối muộn. Chính việc này đã gây ra bụi bẩn, tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống người dân sống quanh khu vực và môi trường làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Trạm Y tế và UBND xã Đông Mỹ.
Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Văn L. là người sống ngay cạnh trạm bê tông cho biết: “Mộttrạm trộn, đúc cọc bê tông có quy mô lớn hoạt động không phépđã5 năm nay, mà chính quyền không đưa ra biện pháp xử lý dứt điểm thì đúng là điều hết sức bất thường. Dân chúng tôi không hiểu là do năng lực quản lý yếu kém của địa phương hay có sự “chống lưng” cho doanh nghiệp vi phạm”.
Cũng theo ông Nguyễn Văn L: “Hàng ngày chúng tôi phải chịu sự “tra tấn” từ bụi bẩn, tiếng ồn phát ra từ hoạt động sản xuất của trạm bê tông này. Cùng với đó là sự mất an toàn giao thông, nguy hiểm luôn rình rập khi cácxebồnchở bê tông tươi, VLXD chạy liên tụcvới vận tốc caotrênkhắp các tuyến đường.Thêm nữa, nhiều lúc chứng kiến doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường cũng làvấn đề mà người dân chúng tôi bức xúc nhưng không biết kêu ai”.
Với hoàng loạt vi phạm kéo dài trong nhiều năm qua tại Bê tông Long Thạch thì dấu hỏi về vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng được dư luận đặc biệt quan tâm. Thông tin về vấn đề này, ông Vũ Duy Khoát - công chức địa chính xã Đông Mỹ cho biết: “Đối với những sai phạm tại trạm bê tông củaCông ty TNHH Long Thạchđã bị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính”.
Cũng theo vị cán bộ này thì đến nay Công ty Long Thạch chưa được tỉnh ký hợp đồng thuê đất, và các công trình xây dựng tại dự án này cũng chưa được cấp phép theo quy định.
Saiphạm chồng sai phạm
Khi những sai phạm tại Bê tông Long Thạch vẫn ngang nhiên tồn tại, còn chính quyền các cấp tỉnh Thái Bình vẫn đang “loay hoay” chưa tìm ra giải pháp xử lý dứt điểm. Thì mới đây, Công ty Long Thạch tiếp tục thể hiện sự lộng hành và coi thường pháp luật của mình khi thực hiện xây dựng một công trình giống cây xăng, và tất nhiên công trình này cũng chưa được cấp phép theo quy định.
Một công trình xây dựng giống cây xăng được Công ty TNHH Long Thạch xây dựng không phép nằm ngay lối ra vào trạm bê tông Long Thạch và nằm sát mặt đường quốc lộ. |
Liên quan đến công trình này, ông Vũ Duy Khoát cho biết: “Theo lịch thì đúng ra hôm nay (11/06) SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình có buổi làm việc với chính quyền xã và Công ty Long Thạchliên quan đến việcchấp hành pháp luật đất đai của doanh nghiệp này, nhưng buổi làm việc đã bị hoãn”.
Để một doanh nghiệp hoạt động “vô thiên vô pháp” trong hơn nửa thập kỷ qua thì trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương là UBND xã Đông Mỹ, và UBND TPThái Bình. Mặt khác, việc thiếu quyết liệt trong xử lý sai phạm đối với Công ty Long Thạch của các ngành chức năng tỉnh Thái Bình cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những vi phạm chồng chất, kéo dài gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để thượng tôn pháp luật, đồng thời để những hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Long Thạch phải được xử lý bằng pháp luật, thiết nghĩ lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình cần vào cuộc chỉ đạo các sở ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý dứt điểm sai phạm đã và đang diễn ra tại doanh nghiệp này.
Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.