Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2019 04:10 (GMT+7)

Thất vọng với bản án phúc thẩm 'buôn lậu' gỗ trắc

Bản án phúc thẩm xử vụ “buôn lậu” gỗ trắc của TAND cấp cao tại Đà Nẵng được chờ đợi với nhiều hy vọng, nhất là sau gần một tháng xét xử với hai lần nghị án, nhưng sau khi tuyên án vào sáng 26/7/2019 lại đang gây thất vọng.

Kết luận giám định số 783/STTNSV là căn cứ quan trọng nhất để bản án phúc thẩm khép tội các bị cáo, do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (ST&TNSV) ký ngày 26/11/2012; được Chủ tọa HĐXX Phạm Việt Cường đọc tại tòa: “Các cán bộ của Viện ST&TNSV chưa được Bộ Tư pháp công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004, đồng thời họ không có kiến thức chuyên môn để xác định khối lượng gỗ mà chỉ có chuyên môn phân loại gỗ.

Không khí dân chủ của phiên tòa tạo điều kiện cho các luật sư tranh luận và cung cấp chứng cứ.

Lẽ ra, sau khi nhận được Quyết định trưng cầu giám định số 01 ngày 27/7/2012 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện ST&TNSV phải từ chối giám định về lĩnh vực không có chuyên môn để Cơ quan CSĐT tiếp tục trưng cầu cơ quan có chuyên môn xác định khối lượng gỗ, tức là cơ quan Kiểm lâm vùng II cùng tham gia giám định. Nhưng Viện ST&TNSV lại ban hành Công văn số 654 (ngày 30/8/2012) và Công văn số 642 (ngày 19/9/2012) mời cơ quan Kiểm lâm vùng II tham gia giám định là chưa đúng quy định của Pháp lệnh về Giám định tư pháp”.

“Tuy nhiên, tại biên bản cuộc họp ngày 13/9/2012 có Viện ST&TNSV, Kiểm lâm vùng II, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Vụ 1 Viện KSND Tối cao và Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã họp phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan tiến hành giám định; và tại biên bản làm việc ngày 20/9/2012, Viện ST&TNSV và cơ quan Kiểm lâm vùng II đã họp phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan.

Theo đó, Viện ST&TNSV có trách nhiệm giám định chủng loại gỗ tức là tên gỗ, cơ quan Kiểm lâm vùng II có trách nhiệm xác định quy cách, khối lượng gỗ…”. Chủ tọa Phạm Việt Cường đọc tiếp.

Như vậy, các cán bộ của Viện ST&TNSV và cơ quan Kiểm lâm vùng II tham gia giám định lô gỗ ở vụ án này đều chưa có tư cách pháp nhân giám định tư pháp. Theo quy định của pháp luật, khi được trưng cầu giám định hay mời giám định thì họ phải từ chối.

Chủ tọa Phạm Việt Cường biện luận: “Theo quy định tại khoản 8 Điều 12, khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 thì các thành viên nêu trên không thuộc những trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp. Và theo tinh thần được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Giám định tư pháp năm 2012 thì các thành viên này có đủ điều kiện kiến thức chuyên môn, tuy không thuộc danh sách đã công bố nhưng được thực hiện giám định.

Đồng thời, trước khi tiến hành giám định, các cơ quan tiến hành giám định đã họp phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự chứng kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng”.

Sau biện luận, Chủ tọa Phạm Việt Cường kết luận: “Do đó, Kết luận giám định số 783 (ngày 26/11/2012) của Viện ST&TNSV được đảm bảo về mặt pháp lý”.

Không tán thành kết luận này, Luật sư Lê Văn Khiển (Công ty Luật Lê Văn Hiến, Đoàn luật sư tỉnh Quảng Trị) nói: “Không tổ chức, cá nhân nào được phép đứng ngoài quy định của pháp luật, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng”.

Cần nói thêm, trước Kết luận giám định số 783, Viện ST&TNSV còn làm ra Biên bản giám định số 151/VSTNSV (ngày 12/3/2012) xác định lô gỗ có 453,104m3 (gồm 431,598m3 gỗ trắc và 21,506m3).

Chủ tọa Phạm Việt Cường phân tích Biên bản giám định số 151 không đúng với quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004. “Đồng thời, khối lượng gỗ được xác định tại văn bản này thấp hơn so với tờ khai nhập khẩu là 82,696m3 là không đúng với thực tế do đó không phải là chứng cứ khách quan để HĐXX phúc thẩm sử dụng để giải quyết đối với vụ án này”, ông Cường nói.

Cùng chuyên mục

Bà Trương Mỹ Lan gửi đơn kháng cáo bản từ trại tạm giam
Ngày 26/4, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan.
Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".
Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Ngày 19/3, tại Phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kêu oan của Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019) và Vì Thị Thu (sinh năm 1982) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".

Tin mới

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.