Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 03/10/2022 20:40 (GMT+7)

Thủ tướng đề nghị các địa phương chủ động phòng, chống thiên tai

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến khó lường thì chủ động ứng phó với thiên tai là giải pháp hiệu quả nhất.

Trong Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định: Cơn bão số 4 đã đi qua nhưng hoàn lưu và ảnh hưởng của bão tiếp tục gây ra lũ lụt hết sức phức tạp ở khu vực miền Trung, nhất là các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Nhiều địa phương tại khu vực này đang bị chia cắt bởi lũ, trong khi đó dự kiến mưa còn tiếp diễn đến ngày hôm nay (3-10). Các địa phương cần chú ý bám sát tình hình, diễn biến của mưa lũ, hướng dẫn người dân phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra…

Chính quyền, người dân tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị... đã và đang khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 4 (Noru) gây ra, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống. Thế nhưng, ảnh hưởng của bão vẫn đem tới những hiểm họa khó lường; nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất… vẫn đang rình rập. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những tháng cuối năm, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ hoạt động mạnh trên Biển Đông và còn 3-5 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Thời tiết diễn biến bất thường, do vậy việc chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Như đã biết, bão số 4 là cơn bão mạnh, có hướng di chuyển nhanh, nhưng với sự chỉ đạo chủ động, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an trong việc di dời người dân, cứu hộ, cứu nạn… theo tinh thần “4 tại chỗ” nên đã giảm thiểu được thiệt hại. Từ công tác phòng, chống bão số 4 có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là tinh thần chủ động phòng tránh thiên tai. Thực tế cho thấy, bất cứ địa phương, đơn vị nào, nếu chủ quan, lơ là trong phòng, chống thiên tai đều gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.

Chủ động phòng, chống thiên tai không chỉ là câu chuyện xây dựng và vận hành các kịch bản, phương án theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với thực tế mỗi địa phương hay đầu tư khoa học, công nghệ để dự báo, cảnh báo bão, lũ từ xa… mà còn là quản lý bão lũ; chủ động phương tiện, thông tin thông suốt; hướng dẫn, hỗ trợ người dân phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Phòng, chống thiên tai từ sớm còn phải qua việc quy hoạch các khu dân cư an toàn, rà soát nhà ở, xây dựng những tiêu chí nông thôn mới về thích ứng với biến đổi khí hậu… Cùng với đó là đầu tư, nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai như hệ thống đê sông, đê biển, nâng cao năng lực cũng như khả năng vận hành các hồ thủy lợi, hồ thủy điện, kênh mương, trạm bơm tiêu thoát nước…

Bên cạnh việc xây dựng các cơ chế, chính sách, chiến lược phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cần đào tạo đội ngũ chuyên gia làm công tác dự báo, quản lý thiên tai đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn. Mặt khác là quy định rõ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị… trong công tác phòng, chống thiên tai; đồng thời xây dựng chế tài đủ mạnh, xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Một vấn đề quan trọng nữa là triển khai các giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, quản lý rủi ro do thiên tai dựa vào cộng đồng. Bởi lẽ cộng đồng cư dân hiểu rõ nhất những khó khăn, thách thức khi xảy ra thiên tai và phải làm gì để gia tăng khả năng ứng phó, chống chịu cũng như hỗ trợ lẫn nhau.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến khó lường thì chủ động ứng phó với thiên tai là giải pháp hiệu quả nhất.

tm-img-alt
Chiều 2/10, nước lũ đã rút hoàn toàn ở thị trấn Mường Xén và xã tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nhưng cơn lũ đã để lại những đống hoang tàn, đổ nát và những giọt nước mắt của những con người bị mất mát nơi đây.

Trong một diễn biến khác, trong 2 ngày mùng 1 và 2/10, trên địa bàn thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) xảy ra đợt mưa dông rất lớn, lượng mưa đo được hơn 200mm. Rạng sáng 2.10, một trận lũ quét kinh hoàng ập về khiến người dân không kịp trở tay.

Theo ông Thò Bá Rê, Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, trận lũ quét quá dữ dội và kinh hoàng. Rất nhiều đất đá từ trên núi tràn về vùi lấp nhà dân, và phá tan rất nhiều tài sản khác.

Với khối lượng đất đá lớn như vậy, các lực lượng chức năng và người dân phải mất hơn nửa tháng để dọn xong.

Thống kê s­ơ bộ của huyện Kỳ Sơn đến thời điểm này ghi nhận đã có 1 cháu bé 4 tháng tuổi bị lũ cuốn trôi; 15 nhà dân, 2 xe ô tô cũng bị cuốn theo dòng nước đục. Ngoài ra còn có rất nhiều thiệt hại chưa thống kê được./.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới