Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 27/01/2024 07:24 (GMT+7)

Thừa Thiên Huế: Định hướng phát triển công nghiệp xanh, bền vững

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đó là tập trung phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, hình thành và phát triển các hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển; các trung tâm động lực: thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền. Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, phương hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đó là tập trung phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm, có tác động lan tỏa và trở thành ngành kinh tế quan trọng gắn với phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của tỉnh như: Công nghiệp thời trang, công nghiệp hỗ trợ dệt may gắn với xây dựng Thừa Thiên Huế thành Trung tâm dệt may khu vực miền Trung - Tây Nguyên; công nghiệp chế biến sâu từ nguồn nguyên liệu cát, thạch anh, mỏ đá vôi, đất sét, than bùn.

tm-img-alt
Hình ảnh Thừa Thiên - Huế (Ảnh minh hoạ).

Phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp điện tử, bán dẫn, thiết bị điện tử - viễn thông, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp sản xuất rô-bốt, thiết bị tích hợp vận hành tự động theo giải pháp thông minh, điều khiển từ xa; công nghiệp công nghệ thông tin; công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô; công nghiệp luyện kim; công nghiệp chế tác du thuyền, các phương tiện bay, phương tiện giao thông đa dụng, sử dụng năng lượng tái tạo; sản xuất đồ dùng thể thao; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; công nghiệp dược liệu, chế phẩm sinh học, mỹ phẩm, sản xuất thuốc, vắc-xin, thiết bị, sản phẩm y tế; chế biến thực phẩm, chế biến nông, thủy sản.

Phát triển các ngành công nghiệp có liên quan đến di sản, văn hóa, festival, du lịch, các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thiết bị, vật tư phục vụ bảo tồn di tích, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất hàng hóa xa xỉ phẩm, vật dụng, đồ lưu niệm, hàng hóa tiêu dùng khác.

Ưu tiên phát triển một số ngành như sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu; khuyến khích phát triển các sản phẩm đồ uống, công nghiệp luyện kim gắn với cảng biển; sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh như hướng đến phát triển đô thị xanh, không gian khu công nghiệp xanh và bền vững.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đối với phương án phát triển hệ thống khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp, Quy hoạch đã xác định, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển kết cấu hạ tầng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp đảm bảo đồng bộ, hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường theo hướng xanh, bền vững. Ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư có trọng tâm, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu.

Trong đó, phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo hướng bền vững, là trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, ...; là khu kinh tế động lực quan trọng gắn kết với các tỉnh, thành phố trong Vùng động lực miền Trung. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ kết cấu hạ tầng. Tập trung xúc tiến đầu tư các dự án về hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu công nghiệp công nghệ cao, khu đô thị Chân Mây; Đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và phần mở rộng đến thị trấn Phú Lộc, các xã ven biển huyện Phú Lộc hiện hữu) đạt tiêu chí đô thị loại III.

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt: Là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng và một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Huy động vốn đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật; thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp Hương Lâm nằm trong khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, quy mô 140 ha để tạo việc làm cho lao động địa phương, tạo đầu ra cho nông lâm sản của địa phương và tăng cường giao thương quốc tế với nước bạn Lào.

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng sản xuất sạch, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, cộng sinh công nghiệp, hướng tới tiêu chí khu công nghiệp sinh thái. Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp phù hợp với điều kiện và phát huy lợi thế từng khu vực như: quy hoạch mới KCN – đô thị - dịch vụ Lộc Sơn, Phú Lộc có quy mô khoảng 1.500 ha; KCN – đô thị - dịch vụ Phong Điền (Phong Điền, Quảng Điền) có quy mô khoảng 1.200 ha; mở rộng các KCN trong các khu kinh tế theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền; đến năm 2030, có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 6.937,47 ha.

Về phát triển các cụm công nghiệp, Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030 có 27 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.330,1 ha; đảm bảo sử dụng nguồn lực đất đai tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Nhìn chung, việc phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế được định hướng theo tính chất hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế; hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực; kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng.

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới về giáo dục, ngân hàng bắt đầu có hiệu lực
Từ hôm nay (ngày 20/11/2024), hàng loạt chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục, ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành như: Quy định mới về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; quy định mới về mức lãi suất; quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn;...
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính mà còn là công cụ để xử lý các vấn đề pháp lý hiệu quả. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...