Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 16/07/2021 11:29 (GMT+7)

Thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống sắp có mặt trên thị trường

Công ty Merck Pharmaceuticals và đối tác Ridgeback Biotherapeutics (đều của Mỹ) mới đây thông báo một phần kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) đầy hứa hẹn của thuốc uống điều trị Covid-19 mang tên Molnupiravir.

Dữ liệu thử nghiệm đã được đệ trình lên Hội nghị vi sinh lâm sàng và các bệnh nhiễm trùng châu Âu (ECCMID).

Các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành để đánh giá mức độ hiệu quả và an toàn của thuốc kháng virus Molnupiravir đối với các trường hợp mắc Covid-19 nhẹ đến trung bình.

Merck Pharmaceuticals và Ridgeback Biotherapeutics ước tính toàn bộ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 sẽ xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới.

"Chúng tôi rất vui khi Molnupiravir tiếp tục cho thấy khả năng hứa hẹn trong việc điều trị những bệnh nhân Covid-19 không phải nhập viện" – Giám đốc điều hành Ridgeback Biotherapeutics Wendy Holman thông báo, đồng thời khẳng định dữ liệu thử nghiệm lâm sàng pha 1 và 2 (trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3) là một bằng chứng thuyết phục về hiệu quả chống virus của sản phẩm này.

Thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống sắp có mặt trên thị trường Ảnh 1
Thuốc kháng virus Molnupiravir của Công ty Merck Pharmaceuticals và đối tác Ridgeback Biotherapeutics. Ảnh: Reuters.

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng pha 1 và 2 có sự tham gia của 302 trường hợp biểu hiện triệu chứng Covid-19 trong vòng 7 ngày trước khi được phân nhóm ngẫu nhiên. Sau đó, họ được cho uống 200 mg, 400 mg hoặc 800 mg Molnupiravir hoặc giả dược.

Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nhập viện và/hoặc tử vong thấp hơn, phục hồi nhanh hơn ở nhóm sử dụng Molnupiravir so với giả dược. Dữ liệu còn cho thấy nhóm uống 800 mg Molnupiravir đạt hiệu quả kháng virus cao nhất.

Về tác dụng phụ, Molnupiravir được tuyên bố là chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, không nghiêm trọng; phổ biến nhất là buồn nôn, tiêu chảy và đau đầu.

Pha 3 sẽ đánh giá kết quả của việc sử dụng 800 mg Molnupiravir 2 lần/ngày.

Hãng dược Hetero Labs (Ấn Độ) tuần rồi thông báo đã xin cơ quan chức năng địa phương cấp phép sử dụng khẩn cấp Molnupiravir. Theo Reuters, Merck Pharmaceuticals đã hợp tác cùng nhiều hãng dược Ấn Độ trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4, bao gồm Cipla, nhằm mở rộng sản xuất và thử nghiệm Molnupiravir.

Trong khuôn khổ của quan hệ đối tác, các công ty này được phép sản xuất, cung cấp Molnupiravir cho Ấn Độ cùng hơn 100 quốc gia thu nhập thấp đến trung bình sau khi loại thuốc này được các cơ quan địa phương phê duyệt hoặc cấp phép sử dụng khẩn cấp, Merck Pharmaceuticals thông báo hồi cuối tháng 4.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới