Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 18/01/2024 14:16 (GMT+7)

Tiêm vắc-xin khi mang thai có an toàn không và những vắc-xin nào mẹ bầu không nên tiêm?

Nhiều mẹ bầu lo lắng nếu tiêm vắc-xin trong thời gian này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vậy, tiêm vắc-xin có an toàn khi mang thai không?

Có hàng ngàn nỗi lo lắng và quan tâm trong thời gian bầu bí. Một trong số đó là chuyện tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh. Vắc-xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.

Thế nhưng, câu chuyện tiêm vắc-xin trong thời kỳ mang bầu vẫn chưa được hiểu đúng. Nhiều mẹ bầu lo lắng nếu tiêm vắc-xin trong thời gian này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vậy, tiêm vắc-xin có an toàn khi mang thai không? 

tm-img-alt

Trả lời cho câu hỏi này, Cheryl Axelrod, một bác sĩ sản phụ khoa, giảng viên lâm sàng cao cấp tại Đại học Chicago (Mỹ) và là thành viên của Ban Cố vấn Y tế của trang BabyCenter (một chuyên trang về sức khỏe bà mẹ, trẻ em), cho biết: Việc tiêm vắc-xin trong thời gian mang bầu có an toàn không còn phụ thuộc vào loại vắc-xin bạn tiêm. Về cơ bản, tiêm vắc-xin khi mang bầu được coi là an toàn, có thể giúp bảo vệ cả mẹ và em bé chống lại một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.

Tiêm vắc-xin trong thời kỳ mang thai được thực hiện trong trường hợp mẹ có nguy cơ phơi nhiễm cao với các bệnh lý gây nguy cơ cao cho mẹ/ thai nhi và vắc-xin không có khả năng gây hại đến thai nhi.

Tuy nhiên, việc tiêm chủng cần được thảo luận cẩn thận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, bởi có những vắc-xin an toàn và cần tiêm trong thai kỳ nhưng cũng có vắc-xin không được tiêm ở thời điểm này.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là việc làm quan trọng để giúp ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy những mũi tiêm nào là cần thiết cho phụ nữ khi mang thai?

1. Những loại vắc-xin CẦN và AN TOÀN tiêm phòng khi mang thai

tm-img-alt

2. Những loại vắc-xin CÓ THỂ tiêm phòng khi mang thai

tm-img-alt

3. Những loại vắc-xin KHÔNG tiêm phòng khi mang thai

tm-img-alt

Một số lưu ý khi tiêm phòng

Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ bệnh bạch hầu
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Nghệ An thông tin về trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An (CDC Nghệ An) thông tin, trường hợp bệnh nhân trú tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn tử vong do bệnh Bạch hầu, xác định có 199 người tiếp xúc, điều tra dịch tễ đây là ổ bạch hầu ngày thứ 10 và 1 người đã tử vong.

Tin mới