Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 02/04/2022 09:30 (GMT+7)

Tin sáng 2-4: Hà Nội số mắc mới giảm 75% so với giữa tháng 3; hậu COVID-19 có thể 'loạn mùi'

Bộ Y tế cho biết số mắc COVID-19 mới tại Hà Nội ngày 1-4 chỉ trên 7.700 ca, giảm 75% so với thời điểm giữa tháng 3.

Theo báo cáo Bộ Y tế, trong 24 giờ (từ 16h ngày 31-3 đến 16h ngày 1-4) cả nước ghi nhận 72.556 ca nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành. So với ngày trước đó đã giảm 8.272 ca.

Đây được xem là ngày có số ca nhiễm thấp nhất hơn một tháng qua (tính từ ngày 24-2 có 69.119 ca mới và sau đó liên tục tăng).

Thống kê từ Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, tính đến tối 1-4 cả nước có gần 597.000 ca COVID-19 đang cách ly, điều trị tại nhà và chỉ có 976 ca cách ly tại các khu cách ly. Hiện các bệnh viện trên cả nước đang điều trị 86.640 ca, giảm 8.829 ca so với ngày 31-3.

Riêng tại Hà Nội, trong ngày ghi nhận 7.734 ca COVID-19 mới, trong khi những ngày giữa tháng 3 Hà Nội ghi nhận trên dưới 30.000 ca nhiễm/ngày.

Hiện Hà Nội còn 189.288 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó 187.974 ca đang theo dõi, điều trị tại nhà và 156 ca đang theo dõi, điều trị tại khu cách ly; 1.158 ca đang điều trị tại 11 bệnh viện.

Trong số ca đang điều trị tại bệnh viện có 159 trường hợp phải thở oxy, bao gồm 21 ca phải thở máy. So với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới giảm 0,17%, ca khỏi giảm 0,024%, ca tử vong tăng 27%, ca đang điều trị giảm 0,16%, ca nặng giảm 0,38%.

Tin sáng 2-4: Hà Nội số mắc mới giảm 75% so với giữa tháng 3; hậu COVID-19 có thể 'loạn mùi' Ảnh 1

Khoảng 50% người trên 18 tuổi trên cả nước đã tiêm mũi 3

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho biết đến chiều 1-4, cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vắc xin COVID-19.

Tính đến ngày 31-3, số vắc xin COVID-19 tiêm cho người trên 18 tuổi là gần 189 triệu liều, trong đó mũi 1 hơn 71,2 triệu liều; mũi 2 là hơn 69,5 triệu liều; mũi 3 là hơn 33 triệu liều và mũi bổ sung gần 15 triệu liều.

Đối với trẻ từ 12-17 tuổi, tổng số liều vắc xin COVID-19 đã tiêm là hơn 17,1 triệu liều, trong đó mũi 1 là hơn 8,8 triệu liều và mũi 2 là hơn 8,3 triệu liều.

Về tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi được triển khai từ tháng 12-2021, hiện có trên 50% người đã tiêm.

Ở nhóm nguy cơ có khoảng 64% người từ 18 tuổi trở lên có yếu tố nguy cơ đã được tiêm liều bổ sung. Đến nay tính tổng cả mũi 3, mũi bổ sung và hơn 1,5 triệu mũi 3 với người tiêm vắc xin Abdala, cả nước đã tiêm khoảng 50 triệu liều mũi 3 vắc xin COVID-19.

Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 cao chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên tỉ lệ tăng nặng thấp hơn.

Do tỉ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc nhóm người nguy cơ cao nên tỉ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. Cụ thể tính đến nay, tỉ lệ tử vong chiếm 0,4% so với tổng số ca nhiễm, trong khi thời điểm cao nhất tỉ lệ này là 2,2%.

Tin sáng 2-4: Hà Nội số mắc mới giảm 75% so với giữa tháng 3; hậu COVID-19 có thể 'loạn mùi' Ảnh 2
Thuốc Molravir - thuốc điều trị COVID-19 - được bình ổn giá tại chuỗi cửa hàng thuốc - Ảnh: DƯƠNG LIỄU.

Đã cấp 1.000 hộ chiếu vắc xin

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết đến 1-4 đã có 1.000 người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Bạch Mai và có nhu cầu hộ chiếu vắc xin để đi công tác, du lịch... đã được cấp loại hộ chiếu đặc biệt này.

Trong ngày 2-4 sẽ có thêm Bệnh viện E bắt đầu cấp hộ chiếu vắc xin.

Đây là những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp hộ chiếu vắc xin, theo Bộ Y tế qua thí điểm ban đầu cho thấy trình tự cấp theo quy định Bộ Y tế ban hành tháng 12-2021 đảm bảo thông suốt để cấp chứng nhận tiêm chủng theo định dạng chuẩn quốc tế cho người có nhu cầu.

Dự kiến đầu tuần tới Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị triển khai cấp hộ chiếu vắc xin cho 63/63 tỉnh thành và sẽ bắt đầu chính thức cấp hộ chiếu vắc xin rộng rãi từ 8-4.

Tin sáng 2-4: Hà Nội số mắc mới giảm 75% so với giữa tháng 3; hậu COVID-19 có thể 'loạn mùi' Ảnh 3
Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân phường 3, quận Bình Thạnh - Ảnh: DUYÊN PHAN.

Người bệnh khỏi COVID-19 có thể gặp chứng "loạn mùi", ngửi mùi này thành mùi khác

Khảo sát trên 482 người mắc COVID-19 (60% triệu chứng nhẹ, 40% triệu chứng trung bình, chỉ có 1 người phải thở oxy gọng kính) đã khỏi đến khám tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM từ tháng 11-2021 cho biết các triệu chứng hay gặp của người bệnh hậu COVID-19 như sau:

1. Khó thở: 44% bệnh nhân vẫn còn thấy khó thở, trong đó 32% khó thó khi làm việc nặng, 12% làm việc nhẹ cũng khó thở.

2. Ho: 64% bệnh nhân bị ho, gồm 20% ho ban ngày, 6% ho ban đêm, 38% ho cả ngày cả đêm, hầu hết người bệnh cảm thấy "ho không cản trở hoạt động bình thường", nhưng 2% cho biết ảnh hưởng tới đời sống khi ho hậu COVID-19.

3. Đau họng: 54% bệnh nhân có đau họng, trong đó 6% đau vừa và 2% đau nặng.

4. Mất hoặc giảm khứu giác: có 14% bệnh nhân giảm khứu giác, 8% mất 1 phần khứu giác, 8% ngửi mùi này thành mùi khác, 22% mất khứu giác trong 1 khoảng thời gian giờ đã khỏi. Thời gian mất khứu giác ở người bệnh kéo dài nhất là 1 tháng, ít nhất là 3 ngày.

5. Triệu chứng tiêu hóa: 42% thấy chán ăn, trong đó 16% thấy chán ăn, không thèm ăn, ăn ít, 16% miệng nhạt không muốn ăn, 10% thấy miệng đắng. 24% bệnh nhân từng đã mất vị giác, giờ đã phục hồi. 20% bệnh nhân thấy buồn nôn khi ngửi mùi gì đó.

6. Triệu chứng thần kinh: 16% cảm thấy nghe kém hơn, 10% thường xuyên ù tai. 50% bệnh nhân cảm thấy có trục trặc về trí nhớ, 10% đã quên 1 khoảng thời gian, 40% cảm thấy hiện tại rất hay quên. 28% cảm thấy có vấn đề về khả năng tập trung, trong đó có 6% cho rằng rất hay quên. 52% cho biết có đau đầu, trong đó 12% đau nặng, rất đau.

Ngoài ra còn nhiều triệu chứng khác về cơ xương khớp, rối loạn giấc ngủ, tuần hoàn...

Tin sáng 2-4: Hà Nội số mắc mới giảm 75% so với giữa tháng 3; hậu COVID-19 có thể 'loạn mùi' Ảnh 4
Tiêm vắc xin Pfizer mũi 2 cho học sinh khối lớp 10, 11 Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH.

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành

- Hà Nội vừa ghi nhận thêm 7.734 ca COVID-19 mới ngày 1-4, giảm hơn 300 ca so với 31-3. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (813); Long Biên (470); Sóc Sơn (462); Hoàng Mai (356); Bắc Từ Liêm (338); Nam Từ Liêm (329). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 1.483.054 ca.

4 ngày gần đây Hà Nội không có ca COVID-19 nào tử vong. Tổng số ca tử vong trong gần 1 năm nay của Hà Nội là 1.320 ca trên tổng số gần 1,5 triệu ca ghi nhận, báo cáo. Tỉ lệ tử vong là 0,09%.

- Ngày 1-4, Thanh Hóa ra văn bản điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, sẽ không áp dụng các biện pháp cách ly đối với người đến từ vùng có dịch. Các dịch vụ được hoạt động trở lại và không quy định hạn chế về thời gian hoạt động, số lượng người tập trung, về công suất đón, phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch, di tích, danh thắng, văn hóa, lịch sử, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các hoạt động ngoài trời, hoạt động tập trung đông người, trừ vùng có dịch COVID-19 ở cấp độ 4.

- Quảng Trị hiện nay số ca COVID-19 trên địa bàn đã giảm, địa phương cũng đã có kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến diễn ra từ tháng 4-2022 tùy theo việc cung ứng vắc xin. Tính đến nay, Quảng Trị có tổng 72.651 ca F0, số bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở y tế là 339 người, điều trị tại nhà 9.613 người, có 24 bệnh nhân nặng thở oxy và 51 ca tử vong.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...