Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 19/08/2021 11:20 (GMT+7)

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào?

Tính đến 18/8, trên toàn quốc đã tiêm được là 15.591.450 liều vắc-xin Covid- 19. Số lượng người đăng ký tiêm được cập nhật lên Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia là gần 5,2 triệu.

Tại Hà Nội, trong ngày 17/8, có 72.387 liều vắc-xin được tiêm, tổng cộng đến nay Thành phố đã tiêm hơn 1,75 triệu mũi, trong đó 1,65 triệu người đã tiêm mũi 1, hơn 96.000 người tiêm đủ 2 mũi.

Như vậy, hơn 25% dân số Hà Nội từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm 1 mũi vắc-xin Covid-19. Tỷ lệ này ở TP HCM là hơn 51%, Long An 21%, Bình Dương là hơn 19%, Vĩnh Long 18%, Cần Thơ 16,05%.

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 1
Điểm tiêm vắc xin Covid-19 tại Trạm y tế xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ảnh: Cổng thông tin điện tử y tế Hà Nội.

Hiện cả nước có hơn 1,4 triệu người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19. Nếu tính tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm chủng, Quảng Ninh đang có tỷ lệ cao nhất với 7%, Cao Bằng 4,25%, Lào Cai 3,86%, Bắc Ninh 3,83%, Lạng Sơn 3%, Hải Dương 2,6%.

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 2
Người dân Bắc Ninh được tiêm vắc xin. Ảnh: CDC Bắc Ninh.

Bộ Y tế phân bổ vắc-xin dựa trên số ca mắc Covid-19 của từng địa phương. Hiện TP.HCM có số lượng ca nhiễm và tỉ lệ nhiễm cao nhất cả nước.

Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, TP.HCM được phân bổ 5.075.270 liều vắc-xin, số liều đã tiêm là 4.861.079; Tỉ lệ đã tiêm ít nhất 1 mũi/ dân số (>= 18 tuổi) là 69.78%.

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 3
Tiêm vắc-xin cho công nhân tại TP.HCM. Ảnh: NLĐO.

Sáng 17/8, theo thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết trong ngày 16/8, Thành phố đã tiêm 194.435 liều vắc-xin Covid-19 cho người dân ở 17 quận, huyện và TP Thủ Đức. Tại các điểm tiêm đều diễn ra trật tự, ổn định.

Riêng Quận 5, Quận 11, quận Phú Nhuận và huyện Cần Giờ đã hoàn thành tiêm vắc-xin mũi 1 cho người trên 18 tuổi. Thời gian tới, các địa phương này tiếp tục rà soát và tiếp cận số ít người còn lại để hoàn thành 100% người dân tiêm mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2.

Như vậy, từ đầu đợt tiêm thứ 5 (ngày 22/7) đến hết ngày 16/8, TP Hồ Chí Minh đã tiêm được 3.783.924 người, tất cả đều an toàn.

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 4
9 đơn vị với 230 nhân viên y tế được bố trí tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) để tiêm vắc xin ngừa Covid- 19. Ảnh: TTO.

Tiếp đến là Hà Nội, số vắc-xin được phân bổ là 2.944.710 liều, số liều đã tiêm là 2.245.509; Tỉ lệ đã tiêm ít nhất 1 mũi/ dân số (>= 18 tuổi) là 39.08%.

Một số tỉnh, thành phố khác ở phía Bắc có tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ở mức cao là Bắc Ninh ( 36,16%), Quảng Ninh (28,56%), Bắc Giang (28,44%), Lào Cai (27,66%).

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 5
Trong đợt tiêm chủng hồi tháng 7/2021, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhận được 16.000 liều, trong đó có gần 7.000 liều vaccine Moderna và số còn lại là Astra Zeneca. Ảnh: CAND.

Trước đó, chiều 18/8, tại cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh phía Tây Nam Bộ để đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 16 và Nghị quyết 86 của Chính phủ, báo cáo của Cục Y tế dự phòng cho thấy, tính tới hết ngày 17/8, 12 tỉnh, thành phố phía Tây Nam Bộ đã tiêm 2.032.709 liều trên tổng số 2.261.000 liều vắc-xin Covid-19 được phân bổ, đạt gần 90%.

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 6
Người dân TP Cần Thơ đi tiêm vắc xin. Ảnh: PLO.

Có 9/12 tỉnh đã hoàn thành trên 88% số vắc-xin được phân bổ. 3 tỉnh còn lại gồm: An Giang mới đạt 53,6%, Kiên Giang 60% và Trà Vinh 78,2%. Nguyên nhân một phần do triển khai công tác tiêm chủng trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 7
Hậu Giang đã tiếp nhận một xe chuyên dụng tiêm vaccine lưu động phục vụ công tác tiêm chủng, đặc biệt là thực hiện chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 mà địa phương đang triển khai. Ảnh: PLO.

Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, địa phương đã sử dụng hết 544.060 liều vắc-xin (từ đợt 1 đến đợt 16) do Bộ Y tế phân bổ. Trước tình hình này, Bình Dương đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục phân bổ thêm 1 triệu liều vắc-xin trong thời gian sớm nhất để tiêm cho công nhân và người dân.

Tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã diễn ra như thế nào? Ảnh 8
Tiêm vaccine Covid-19 tại Bình Dương. Ảnh: VNVC.

Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 283.696 ca nhiễm, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 171/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.886 ca nhiễm). Tổng số ca được điều trị khỏi: 106.977 ca.

Về vấn đề triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 ở Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần Thủ tướng chỉ đạo là không trông chờ, lựa chọn vaccine mà vắc-xin về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó.

"Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm chính về công tác phòng chống dịch, trong đó có tiêm vắc-xin Covid-19", Thứ tưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Cùng chuyên mục

Sửa bình nóng lạnh, suýt mất ngón tay do bị điện giật
Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài. Bỏng do dòng điện có thể gây ra các tổn thương bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ như ngừng hô hấp, ngừng tim, hoặc tàn phế.
Giác hơi có giúp ích cho làn da?
Trong nỗ lực cải thiện vẻ ngoài của làn da, một số người đã tìm đến phương pháp giác hơi, một kỹ thuật truyền thống trong y học cổ truyền, được cho là có khả năng giảm mỡ và cải thiện da sần vỏ cam.

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.