Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 05/01/2023 14:47 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh xuất hiện biến thể phụ XBB của Omicron

Ngày 4/1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh công bố kết quả tầm soát biến chủng SARS-CoV-2 trong 6 tháng cuối năm 2022 trên địa bàn thành phố.

TP Hồ Chí Minh xuất hiện biến thể phụ XBB của Omicron

Đáng chú ý, kết quả tầm soát ghi nhận TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện biến thể phụ XBB của Omicron.

Theo đó, Nhóm nghiên cứu COVID-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện trên 526 bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ ngày 1/7 - 25/12/2022. Trong đó, 67% (tương ứng với 353 ca) bệnh nhân có tải lượng virus phù hợp và được giải mã gene. Các nhà nghiên cứu thu nhận 336 bộ gene SARS-CoV-2, chiếm 95% trong tổng số 353 mẫu được đem đi phân tích.

Kết quả định danh cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2022, TP Hồ Chí Minh lưu hành chủ yếu là biến thể Omicron, chỉ có một chủng Delta ghi nhận vào tháng 7/2022.

Nhóm nghiên cứu cho biết, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion (trong các tháng 7,8,9/2022) sang biến thể phụ BA.2.75 (bao gồm biến thể phụ BN.1) trong 3 tháng cuối năm.

"Sự dịch chuyển theo thời gian giữa các biến thể phụ của Omicron từ BA.5 sang BA.2.75 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là phù hợp với xu hướng chung của thế giới", nhóm nghiên cứu nhận định.

Kết quả còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB vào tháng 12/2022 nhưng ở tỷ lệ thấp. Cụ thể là 3/52 trình tự giải mã vào tháng 12, chiếm 5,7%. XBB là biến thể phụ của Omicron hay còn gọi là chủng BA.2.10, được phát hiện trên thế giới từ tháng 8/2022. Sau đó, XBB đã phát triển thêm các biến thể phụ bao gồm XBB.1 và XBB.1.5.

Dựa vào diễn biến dịch COVID-19 thời gian qua và kết quả điều tra huyết thanh vào tháng 9, nhóm nghiên cứu nhận định, tình hình COVID-19 của TP Hồ Chí Minh đang được kiểm soát tốt. Qua đó, thể hiện vai trò của vaccine trong việc bảo vệ bệnh nhận nặng và tử vong.

Việc tầm soát biến thể của SARS-CoV-2 tiếp tục được nhóm nghiên cứu thực hiện trong thời gian tới nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho chương trình ứng phó đại dịch COVID-19 của TP Hồ Chí Minh.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới