Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 23/11/2019 12:23 (GMT+7)

TPCN Cao lỏng Vượng khí vi phạm Luật Quảng cáo, lừa dối người tiêu dùng, Cục ATTP vẫn 'phớt lờ'?

Chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng hỗ trợ đẩy lùi các vấn đề về hô hấp như: Viêm họng, viêm họng hạt, viêm họng cấp và mãn tính, sau viêm phế quản, viêm amindan, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch,… nhưng Cao lỏng Vượng khí lại quảng cáo tác dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng. Nhưng, Cục An toàn thực phẩm thì vẫn "phớt lờ” ?

Sản phẩm Cao lỏng Vượng khí chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Cổ phần Phúc An Việt Nam (địa chỉ: Xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Nhưng trên một số website như: http://vuongkhi.com/; https://nuoiconkheo.vn; fanpage facebook lại “thổi phồng” về công dụng của sản phẩm như: Dùng cho người mắc viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản, điều trị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho tái đi tái lại, đau rát cổ họng, nhiều đờm.

Ngoài ra, trên trên website còn nhấn mạnh đây là sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc. Cao lỏng Vượng Khí đậm đặc gấp 100 lần siro thông thường, 100% thảo dược tự nhiên với 7 vị thuốc quý đặc trị ho, khò khè ở trẻ. Được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đạt hiệu quả trên 80% trẻ, tương đương vắc xin phòng bệnh hô hấp thông qua đường uống và tác dụng nhanh chóng sau lần sử dụng đầu tiên, chấm dứt tình trạng phải sử dụng kháng sinh.

Nội dung quảng cáo nói trên đã khiến người bệnh hiểu nhầm tác dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ lại có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP - hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”. Nhưng sản phẩm Cao lỏng Vượng khí của Công ty Cổ phần Phúc An Việt Nam lại không thực hiện theo đúng quy định.

Cụ thể, công ty đã sử dụng các từ ngữ lập lờ, chung chung gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Dùng nhiều bài viết chia sẻ, tin nhắn, video của bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm nhằm tạo sự tin tưởng đối với người đọc. Ví dụ như những bài chia sẻ sau: “Cảnh báo của bác sĩ quốc dân khiến cộng đồng mẹ bỉm sữa xôn xao”, “Nhờ kiên trì cho hai cháu uống Vượng khí trước khi đi ngủ, cháu đã ngủ ngon giấc và sức đề kháng được cải thiện rất nhiều”, “Tôi bị viêm phế quản mạn tính đã lâu nhờ kiên trì uống Vượng khí tôi đã đỡ hẳn”. Hầu hết nội dung trong các bài viết này, bên cạnh việc thông tin về bệnh lý thì đều “đính kèm” phần nội dung khẳng định, ca tụng công dụng của sản phẩm.

Ngoài ra, để nhiều khách hàng an tâm khi sử dụng sản phẩm, những trang web này còn sử dụng các hình ảnh của bác sỹ để “tâng bốc” hiệu quả của sản phẩm. Cùng với đó là những lời quảng cáo như: “Truyền thông nói về chúng tôi”…

Liên quan đến nội dung trên, PV đã liên hệ làm việc với Cục An toàn thực phẩm với mong muốn làm rõ sự việc và phản hồi lại cho bạn đọc. Tuy nhiên, cho đến nay đã gần hai tháng trôi qua, PV vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Cục An toàn thực phẩm. Phải chăng Cục An toàn thực phẩm đang "tiếp tay" cho hành vi sai phạm hay có “khuất tất” gì mà không thể trả lời được?

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng "thổi phồng" công dụng như thuốc chữa bệnh là hành vi gian dối, đánh lừa người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có tác dụng chữa khỏi bệnh, làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều công ty bất chấp quy định và đạo đức nghề nghiệp, vẫn quảng cáo sản phẩm một các vô tội vạ khiến cơ quan chức năng “đau đầu”, người tiêu dùng thì hoang mang..

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nghiêm trị những ai cố tình lừa đảo, lừa dối khách hàng và tiếp tay cho hành vi sai trái, đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, Bộ Công an vào cuộc ngay để điều tra, xử lý theo qui định của pháp luật.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong các số báo tiếp theo.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, việc quảng cáo TPCN phải tuân thủ theo Luật Quảng cáo 2012 của Quốc hội, Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo, Thông tư số 09/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quảng cáo các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân không quảng cáo TPCN có tác dụng chữa bệnh. Không dùng hình ảnh, thư cảm ơn của bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm. Hành vi cố ý quảng cáo TPCN có tác dụng điều trị bệnh được đánh giá thuộc mức nghiêm trọng và cần được xử lý nghiêm minh, thậm chí thu hồi giấy phép.

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả thương hiệu Hàn Quốc, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 7/11/2024, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo "Nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024" nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp nhận diện và ngăn chặn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam.
Dầu massage Đại Lực Hoàng bị đình chỉ, thu hồi trên toàn quốc
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi Sở Y tế, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thông báo về việc Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm Dầu massage Đại Lực Hoàng do không đáp ứng các điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định.
Phát hiện kho mỹ phẩm nhập lậu bán online trị giá khoảng 1 tỷ đồng tại TP Bắc Giang
Một kho mỹ phẩm với khoảng 70.000 sản phẩm chủ yếu là kem dưỡng da, kem trị nám, sữa rửa mặt, gel tẩy da chết, kem tẩy lông, kem dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, nước hoa… có trị giá khoảng 1 tỷ đồng kinh doanh chủ yếu trên các nền tảng TMĐT vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra, tạm giữ.
Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.
Cục An toàn thực phẩm chỉ cách chọn bánh trung thu an toàn
Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng bánh trung thu tăng đột biến, bên cạnh các sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Tin mới

Doanh nhân Đào Anh Dũng vinh dự được tuyên dương và chứng nhận của Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên
Nhân ngày Quốc tế Tình nguyện viên (5/12/2024), tại Thái Nguyên, Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện Thái Nguyên vinh dự là tập thể được Hội Chữ thập đỏ Thành phố Thái Nguyên trao tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thanh niên tình nguyện năm 2024.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán BHYT, người bệnh trong cùng một lần đến khám tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa) thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh...
Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 12 liệt sĩ Quân khu 7
Ngày 7/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định số 1407/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho 12 liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7, Bộ Quốc phòng, vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.