Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/10/2021 16:30 (GMT+7)

TP.HCM cho phép mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ và nhiều dịch vụ khác sau ngày 25/10

Sau khi có kết quả công bố mức độ dịch trên toàn TP.HCM, TP sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động.

Thông tin trên tờ Thanh Niên Online, chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 22/10 về việc đánh giá cấp độ dịch và mở cửa kinh tế, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: TP.HCM sẽ mở dần dịch vụ ăn uống tại chỗ và nhiều dịch vụ khác để người dân phát triển sinh kế theo các bộ tiêu chí an toàn của từng lĩnh vực.

Theo Chủ tịch TP, dự kiến, ngày 25/10, TP sẽ công bố mức độ dịch trên toàn thành phố theo quy định của Nghị quyết 128 và hướng dẫn của Bộ Y tế. Sau khi có kết quả công bố, thành phố sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động.

“Thành phố có chủ trương mở lại các dịch vụ nhưng mở ở đâu, khi nào mở, quy mô thế nào là dựa trên đánh giá mức độ an toàn. Tuần sau một số địa bàn, một số ngành sẽ mở. Vì dịch đang diễn biến nên cứ theo nguyên tắc của Nghị quyết 128, địa bàn nào an toàn thì được mở”, ông Mãi cho biết.

TP.HCM cho phép mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ và nhiều dịch vụ khác sau ngày 25/10 Ảnh 1
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: Sỹ Đồng/Báo Thanh Niên.

Theo tờ Tuổi Trẻ Online, ông Mãi cho hay, trên tinh thần thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ, TP.HCM sẽ không ra một công thức chung áp dụng hết cho các địa phương. Thay vào đó, có những nội dung cần liên thông sẽ liên thông, nhưng có những cái thuộc địa bàn sẽ do chính quyền địa phương tự quyết.

Sau khi TP công bố cấp độ dịch, các địa phương sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động. "Ví dụ như khu vực này đạt cấp 1 rồi thì sẽ được mở nhiều dịch vụ hơn địa bàn còn ở nguy cơ mức 2, 3. Các hoạt động sinh kế cũng theo đó mà mở cửa", ông Mãi nói.

Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM quy định từ ngày 1/10, nhiều ngành nghề, lĩnh vực được mở cửa hoạt động trở lại trừ quán bar, beer club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo.

Theo đó, dịch vụ ăn uống được hoạt động nhưng chỉ được bán hàng mang đi, không được phục vụ tại chỗ.

Mới đây, Sở Công thương TP.HCM kiến nghị cho phép các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP được mở cửa hoạt động bình thường, tức được tổ chức hoạt động bao gồm cả hình thức bán mang đi và phục vụ tại chỗ, trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu.

Cùng chuyên mục

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Nhất trí phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Hôm nay (27/3/2024), tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các Đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Trước phiên họp diễn ra, Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đã có báo cáo gửi Hội nghị về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.