Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/11/2023 11:21 (GMT+7)

TP.HCM: Thu hồi và hủy bỏ đề xuất thí điểm quản lý tốc độ 30 km/h ở nội thị

Sở GTVT TP.HCM thu hồi và huỷ bỏ công văn trình UBND TPHCM về kế hoạch đề xuất quản lý tốc độ không quá 30 km/h đối với khu vực nội thị.

Tối 8/11, Sở GTVT TP.HCM có văn bản về việc thu hồi và hủy bỏ Công văn số 13255/SGTVT-KT gửi UBND TP.HCM về việc ban hành Kế hoạch thực hiện quản lý tốc độ đối với người điều khiển phương tiện trong khu vực nội thị thành phố.

Theo Sở GTVT, sau khi tiếp nhận tờ trình của Ban An toàn giao thông về chủ trương ban hành Kế hoạch thực hiện quản lý tốc độ đối với người điều khiển phương tiện trong khu vực nội thị thành phố, Sở đã có Công văn số 13255 gửi UBND TP.HCM xem xét.

“Trong công văn của Sở GTVT có một số nội dung chưa trình bày đầy đủ các vấn đề liên quan theo đề xuất của Ban An toàn giao thông. Do đó, Sở GTVT xin thu hồi và hủy bỏ công văn này”, Sở GTVT thông tin.

Sở GTVT cho biết sẽ khẩn trương nghiên cứu hoàn chỉnh các nội dung báo cáo và trình UBND TP trong thời gian sớm nhất.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

Trước đó, Sở GTVT TP.HCM gửi UBND TP về Kế hoạch thực hiện quản lý tốc độ đối với người điều khiển phương tiện trong khu vực nội thị TP. Trong đó, đề xuất quản lý tốc độ không quá 30 km/h đối với khu vực nội thị.

Theo Sở GTVT TP.HCM, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT nêu rõ không nên quy định tốc độ tối đa cho phép nhỏ hơn 40km/h và lớn hơn 120km/h.

Vì vậy, đề xuất này chưa phù hợp với quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT và Thông tư số 31/2019 của Bộ GTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Song, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 760 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố.

Trong đó, nêu nhiệm vụ, giải pháp nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông xung quanh khu vực trường học, trên các tuyến đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà cho học sinh, đặc biệt là khu vực trước cổng trường học.

Điều này đồng nghĩa, việc thí điểm quản lý tốc độ tại 1 số khu vực trường học trong nội thị (không thực hiện đại trà) là có cơ sở để xem xét.

Cùng chuyên mục

Từ 2025 người chưa nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được cấp, đổi giấy phép lái xe
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 quy định, cơ quan chức năng sẽ không cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm giao thông chưa nộp phạt cũng như không thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện vi phạm chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.
Hơn 19.000 thông báo học sinh vi phạm giao thông
Ngày 25/10, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, lực lượng chức năng đã gửi thông báo vi phạm của 19.362 trường hợp tới các nhà trường, cơ sở giáo dục đồng thời tiếp tục xác minh các trường hợp vi phạm để gửi thông báo do có không ít người vi phạm dù đang ở độ tuổi học sinh nhưng không còn đi học hoặc cố tình khai sai lệch thông tin.
10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
Dừng miễn phí qua trạm BOT cho các xe chở hàng cứu trợ bão số 3
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề nghị dừng việc miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.