Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 28/04/2023 16:26 (GMT+7)

Trẻ mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại

Dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng những ngày gần đây, riêng ngày 21/4 có tới 2.474 ca mắc mới. Nhiều trường học cũng xuất hiện trở lại các ca bệnh COVID-19.

tm-img-alt

Theo TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai, các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ bình tĩnh và khoa học. COVID-19 thường lây qua đường hô hấp như chất tiết đường hô hấp, giọt bắn từ đường hô hấp. Bệnh thường nặng hơn ở những đối tượng trẻ có bệnh mạn tính, trẻ béo phì, trẻ sử dụng thuốc ảnh hưởng hệ miễn dịch, trẻ có bệnh hệ thống huyết học hay những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19… Biểu hiện bệnh COVID-19 ở trẻ em với các mức độ khác nhau, đa dạng, có thể giống triệu chứng bệnh khác (viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm dạ dày ruột...).

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ là sốt, ho, hụt hơi, đau cơ, sổ mũi, đau họng, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa lỏng, mất khứu giác hoặc vị giác (trẻ nhỏ có thể biểu hiện như là không thích hoặc từ chối thức ăn).

Chăm sóc trẻ nhiễm COVID 19 tốt nhất bằng cách: Trẻ mắc bệnh nên được ở khu vực riêng, không khí thoáng, nhiệt độ môi trường mát. Tiếp xúc trẻ nên sử dụng khẩu trang. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung hoa quả, tăng cường uống nước.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ dùng thuốc Paracetamol 10-15mg/kg/lần khi sốt > 38,5oC hoặc khi đau rát họng nhiều, đau đầu; sau 4-6h sốt cao uống tiếp, ngày không quá 4 lần. Trong trường hợp ngạt tắc mũi, phụ huynh có thể vệ sinh mũi bằng dung dịch Natri Clorid 0,9%; ngạt mũi nhiều dùng Xylometazolin 0,05%. Triệu chứng ho có thể sử dụng thuốc thảo dược. Nếu trẻ có ỉa chảy, nôn, cha mẽ hãy sử dụng bù nước điện giải bằng dung dịch Oresol (chú ý pha đúng theo hướng dẫn). Người chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi các bệnh mạn tính (nếu có). Liên lạc với bác sĩ theo dõi để cập nhật diễn biến tình trạng sức khỏe trẻ, xử lý kịp thời.

TS.BS Nguyễn Thành Nam lưu ý, các dấu hiệu cần đưa trẻ đến khám ngay tại bệnh viện là trẻ khó thở (thở nhanh, thở ậm ạch, quấy khóc liên tục), trẻ nôn, ỉa lỏng nhiều, tiểu ít, sẫm màu; mệt lả; mắt trũng; trẻ đau đầu nhiều, uống Paracetamol thuyên giảm ít.

Để phòng ngừa mắc COVID-19 ở trẻ, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc người mắc hoặc có triệu chứng đường hô hấp, cho trẻ sử dụng khẩu trang nơi công cộng, đông người; tăng cường vận động ngoài môi trường thoáng, ngoài trời. Nhà ở của trẻ cần có thông khí tốt, đảm bảo vệ sinh cho trẻ, hướng dẫn trẻ vệ sinh bàn tay sạch sẽ thường xuyên. Tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ nước và tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 trong độ tuổi khuyến cáo.

Cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai hàng ngày: Cẩm nang cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương pháp tránh thai hiệu quả và phổ biến được sử dụng bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu sử dụng viên uống tránh thai có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Nam giới có nên uống nước sắn dây?
Nước sắn dây là thức uống giải nhiệt hiệu quả, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nam giới nên sử dụng để cải thiện sức khỏe.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.