Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 27/04/2023 18:04 (GMT+7)

COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đột quỵ

Ngoài tiểu đường, Tổ chức Đột quỵ của Australia cảnh báo nguy cơ đột quỵ gia tăng liên quan đến COVID-19 có thể tác động đáng kể đến gánh nặng do đột quỵ trong tương lai.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Ngày càng có nhiều tài liệu y khoa cho thấy việc bị mắc COVID-19 làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Chuyên gia Kirsty Short - nhà virus học tại Đại học Queensland (Australia), người đã nghiên cứu mối liên hệ giữa virus và bệnh tiểu đường, cho biết COVID-19 có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 mạnh nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng này cũng xảy ra ở cả người lớn.

Theo nghiên cứu do Canada công bố trong tuần trước, có tới 1/20 trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường có thể liên quan đến COVID-19, song nghiên cứu đó không thể phân biệt giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là khi cơ thể ngừng sản xuất insulin, khiến lượng đường tích tụ trong máu và không liên quan đến chế độ ăn uống cũng như lối sống.

Bệnh có thể tấn công cơ thể con người mà không có lý do nhưng thường phát triển trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.

Ngoài tiểu đường, Tổ chức Đột quỵ của Australia cũng cảnh báo nguy cơ đột quỵ gia tăng liên quan đến COVID-19 có thể tác động đáng kể đến gánh nặng do đột quỵ trong tương lai.

Trong khi đó, Viện Khoa học Thần kinh và Sức khỏe Tâm thần Florey của nước này cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy COVID-19 dẫn đến các vấn đề về thần kinh lâu dài, điều rất đáng lo ngại đối với năng lực của các hệ thống xã hội và chăm sóc sức khỏe của Australia.

Cơ quan Y tế bang Victoria của Australia thậm chí còn cho rằng định nghĩa quốc gia về "COVID kéo dài" (hiện vẫn chưa được chính thức đưa ra) nên bao gồm cả các triệu chứng "COVID kéo dài" và các tình trạng hậu COVID..., chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đau tim và đột quỵ.

Hiện nhiều người ở Australia đang kêu gọi chính phủ tiến hành cuộc điều tra và nghiên cứu trên toàn quốc về tình trạng “COVID kéo dài." Chính phủ nước này đã cam kết chi 50 triệu AUD (hơn 33 triệu USD) cho nghiên cứu trên.

Bà Melissa McIntosh, Thượng nghị sỹ thuộc đảng Tự do, cho rằng nên dành một số tiền nhất định trong khoản ngân quỹ đó để nghiên cứu mối liên hệ giữa COVID-19 và các bệnh nghiêm trọng khác.

Cuộc điều tra và nghiên cứu nói trên cũng sẽ giúp hiểu rõ hơn về các bệnh như hội chứng mệt mỏi mãn tính. Một số chuyên gia, trong đó có nhà virus học Brett Lidbury thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho rằng bệnh viêm não tủy hay hội chứng mệt mỏi mãn tính có nhiều điểm tương đồng với “COVID kéo dài”.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới