Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 14/04/2025 09:44 (GMT+7)

Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều

Cách bố mẹ giao tiếp có thể dạy dỗ đứa trẻ hay cãi lời trở nên ngoan hơn.

Khi trẻ cãi lại, nhiều phụ huynh cảm thấy rằng con đã học được điều xấu, trở nên "bất tuân".

Nhưng thực tế, hành vi cãi lại của trẻ là một quá trình cần thiết trong quá trình phát triển và là hiện tượng phổ biến. Bố mẹ không nên lo lắng nhưng cần chú ý xử lý đúng đắn hành vi này.

Kiểu hành vi này khiến bố mẹ cảm thấy trẻ đang ở trạng thái “không thể kiểm soát”, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi dạy. Nếu trẻ không được giáo dục, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về sau.

Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều - 1
Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều - 2

Tại sao trẻ hay cãi lại? Chủ yếu là vì những lý do này

Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều - 3

Ảnh hưởng của bố mẹ

Khi trẻ cãi lại, thực ra có liên quannhiều đến bố mẹ. Ví dụ, bố mẹ thường rất bận rộn với công việc và không nhận ra tầm quan trọng giao tiếp và đồng hành cùng con. Điều này có thể khiến trẻ phát triển tính cách thích tách biệt mọi thứ cho cuộc sống của mình.

Trong bối cảnh này, nếu bố mẹ can thiệp vào các quyết định, thói quen, hành vi,... có thể khiến trẻ không hài lòng và dẫn đến cãi vã.

Nói cách khác, bố mẹ dành quá ít thời gian và thiếu đầu tư về mặt tình cảm, nên mối quan hệ nên yếu ớt, dẫn đến việc bố mẹ không có uy tín trong lòng trẻ và trẻ tự nhiên không nghe lời.

Ngoài ra, sự thiếu tôn trọng, bỏ bê và thờ ơ của bố mẹ có thể kích thích hành vi cãi lời ở trẻ.

Hiện tượng bình thường khi phát triển đến một độ tuổi nhất định

Khi trẻ đạt đến một giai đoạn phát triển nhất định, sẽ có xu hướng nói lại nhiều hơn. Ví dụ, khi ý thức cá nhân mới được hình thành, tức là trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, có thể nói lại.

Trẻ cũng cãi lời khi bước vào giai đoạn đầu của trường tiểu học, khoảng 6 hoặc 7 tuổi. Nguyên nhân là do trẻ đã thành thạo quá nhiều kỹ năng cá nhân ở giai đoạn này và cảm thấy mình "có năng lực" hơn.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, khoảng 12 tuổi, có xu hướng cãi lời thường xuyên hơn.

Bởi lúc này cơ thể trẻ sẽ trải qua những thay đổi, trình độ văn hóa đạt đến một tầm cao mới, hiểu biết về xã hội và thế giới trở nên sâu sắc hơn, vì vậy mong muốn bộc lộ bản thân.

Nói cách khác, trẻ cãi lời khi đạt đến giai đoạn phát triển "phản kháng".

Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều - 4

Yếu tố tâm lý

Nếu trẻ gặp một số vấn đề tâm lý, có thể trở nên nóng tính và cãi lại. Những vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng thẳng trong gia đình, áp lực từ bạn bè, hoặc thậm chí những thay đổi trong môi trường sống.

Khi trẻ không biết cách diễn đạt cảm xúc hoặc giải quyết những cảm giác tiêu cực, thường phản ứng bằng cách nổi giận hoặc cãi lại.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe không được cải thiện, hoặc trẻ bị kích thích theo cách nào đó, cũng dẫn đến hành vi này.

Ví dụ, trẻ đang mắc một bệnh lý, hoặc có những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, vì vậy dễ trở nên cáu kỉnh và dễ nổi nóng.

Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều - 5

Khi trẻ bắt đầu cãi lại, bố mẹ nên học cách nói 4 câu này thường xuyên hơn

Quy trình 4 bước: Nói ra sự thật - nói về cảm xúc - bày tỏ ý kiến riêng - thương lượng.

Nói “sự thật”: "Mẹ thấy tóc bẩn rồi!"

Nhiều bậc phụ huynh thường thích “trách móc” con ngay, khiến trẻ khó nghe lời.

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy áp dụng bước nói ra "sự thật" và để trẻ tự đánh giá xem sự thật đó là tốt hay xấu và quyết định phải làm gì.

Ví dụ tình huống, nếu tóc của trẻ rất bẩn nhưng mãi không chịu gội đầu, mẹ có thể nói, "Mẹ thấy tóc con rất bẩn, buổi chìu chúng ta gội cùng nhau nhé!", khi nhận ra vấn đề từ bản thân, trẻ sẽ ít có khả năng cãi lại.

Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều - 6

Nói về “cảm xúc”: Tóc con bẩn và điều đó khiến mọi người cảm thấy không thoải mái.”

Khi giải quyết một số câu hỏi của trẻ, bố mẹ nên bày tỏ cảm xúc và cho trẻ hiểu những điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy thế nào.

Ví dụ, sau khi nói sự thật ở trên, trẻ vẫn không chịu gội đầu, mẹ có thể nói, “Tóc con bẩn và điều đó khiến mọi người cảm thấy không thoải mái.” Bằng cách này, trẻ cũng nhận ra rằng “bẩn” sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp.

Bày tỏ ý kiến ​​của riêng từ bố mẹ: "Mẹ nghĩ tóc con sẽ sạch và thơm hơn sau khi gội"

Sau đó, bố mẹ có thể đưa ra ý kiến ​​riêng, và mong muốn trẻ lắng nghe.

Tuy nhiên, bố mẹ nên cẩn thận khi diễn đạt theo "ý kiến ​​riêng", chẳng hạn như "Mẹ nghĩ tóc con sẽ sạch sau khi gội" thay vì "Con nên gội đầu nhanh".

Bởi câu đầu tiên chỉ là ý kiến, và trẻ có quyền chủ động nghe hoặc không nghe, trong khi câu thứ hai lại là “mệnh lệnh”, thiếu sự tôn trọng và khiến trẻ khi nghe thấy sẽ muốn cãi lại.

Sử dụng ngôn ngữ “đàm phán”: “Nếu gội đầu bây giờ, mẹ sẽ cho con 10 phút chơi đồ chơi sau đó. Con thấy sao?”

Khi bố mẹ mong đợi trẻ làm điều gì đó, nên sử dụng ngôn ngữ "thương lượng".

Ví dụ, nếu trẻ vẫn từ chối gội đầu sau khi chúng ta đã bày tỏ ý kiến, hãy "thương lượng" thay vì ép buộc.

Khi trẻ được tôn trọng và quan tâm đúng mức, sẽ nghe lời bố mẹ và ít cãi lại hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia: Khi trẻ cãi lại, bố mẹ không nên vội vàng quát mắng,. Thay vào đó, hãy cố gắng bình tĩnh, tìm hiểu lý do tại sao trẻ cãi lại và sử dụng các phương pháp phù hợp để giao tiếp, nhằm giảm khả năng trẻ phát triển những tính cách không tích cực.

Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều - 7

Cùng chuyên mục

Bố mẹ nên làm gì khi mất kết nối với con cái?
Việc mất kết nối giữa bố mẹ và con cái không phải là một hiện tượng lạ, nhưng nếu không nhận diện và xử lý đúng cách, điều này có thể để lại những vết nứt khó hàn gắn trong mối quan hệ gia đình.

Tin mới

Xử phạt hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB
Trong bối cảnh ngành y tế đang ngày càng được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ, hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động vì vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt, các cơ sở này đều sử dụng người hành nghề "chui", không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
“Những chiến sĩ nhí” đáng yêu!
Hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), sáng ngày 28/4/2025, Ban giám hiệu Trường Mầm non Tân Đông cùng Ban đại diện phụ huynh học sinh (PHHS) đã tổ chức chương trình “Về nguồn” mang nhiều ý nghĩa cho các em học sinh đại diện khối Chồi, Lá,…
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Thang máy gia đình mua ở đâu? Gợi ý địa chỉ uy tín giúp bạn an tâm lựa chọn
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng thang máy gia đình ngày càng tăng cao, việc lựa chọn được một đơn vị cung cấp uy tín là điều vô cùng quan trọng. Không chỉ để đảm bảo an toàn vận hành, thẩm mỹ không gian mà còn liên quan trực tiếp đến chi phí lắp đặt và bảo trì lâu dài. Vậy mua thang máy gia đình ở đâu để vừa đảm bảo chất lượng, vừa tối ưu về thiết kế và giá thành?
Đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm
Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm. So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.