Uống nước lá tía tô tươi có lợi ích gì?
Ngoài việc ăn sống loại lá này, nhiều người có thói quen uống nước lá tía tô. Đây là thói quen tốt, bởi khi uống nước tía tô thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Những tác dụng của lá tía tô với sức khỏe
Đông y cho rằng, lá tía tô tác dụng bổ tỳ ích khí, giải trừ cảm. Vì vậy nếu bạn bị cảm mạo thì có thể dùng lá tía tô để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, phụ nữ uống nước lá tía tô còn tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ngừa mụn, làm đẹp da. Uống nước lá tía tô giúp hỗ trợ giảm đau khớp do lá tía tô có tính kháng khuẩn cao. Lá tía tô giàu caroten, vitamin C, B2, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể con người.
Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.
Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành tía tô làm thuốc an thai.
Uống nước lá tía tô tươi sẽ có những lợi ích gì?
Ngoài việc ăn sống loại lá này, nhiều người có thói quen uống nước lá tía tô. Đây là thói quen tốt, bởi khi uống nước tía tô thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến.
Chống ngộ độc thức ăn
Đây là tác dụng của nước lá tía tô được người dân Việt Nam sử dụng nhiều trong sinh hoạt thường ngày. Từ ngộ độc rau củ quả cho đến ngộ độc hải sản hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để bài trừ đi phần nào độc tố trong cơ thể.
Ngoài việc uống nước ép, bạn cũng có thể cho lá tía tô vào nấu cháo hoặc canh để giải độc cũng rất hiệu quả.
Chống oxy hóa cho cơ thể
Nhờ vào gốc Aldehyde có trong tía tô, đây là gốc có khả năng chống lại sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra khi cơ thể đang bị thương.
Hỗ trợ giải cảm lạnh
Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân.
Tuy nhiên cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể không hề hiếm gặp, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn.
Để có thể giúp cho việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy của bạn giảm đáng kể.
Chữa sưng đau vùng vú ở phụ nữ
Cách làm cũng tương tự giống như chữa nổi mẩn ngứa mề đay. Bạn cũng vừa kết hợp với việc uống nước lá tía tô, vừa kết hợp đắp lá lên khu vực bị sưng đau sẽ rất hiệu quả.
Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong điều trị bệnh gout ? Tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout.
Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khi bị mắc bệnh, làm bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
Chăm sóc làn da
Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ.
Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.