Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/11/2024 14:31 (GMT+7)

8 người ở Quảng Nam bị ngộ độc do ăn canh nấm rừng

Đi rừng tiện tay hái nấm rừng về nấu canh, ăn xong 8 người dân ở huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bị ngộ độc.

Sáng ngày 22/11, thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí, Phó trưởng phòng khám Axan, xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam, cho biết các bác sĩ tại phòng khám vừa kịp thời cứu sống 8 bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn nấm rừng.

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, sáng 21/11, 2 người dân thôn A Râng, xã A Xan, huyện Tây Giang trong lúc đi làm ở rừng đã hái nấm rừng về cho 6 người ăn.

8 người ở Quảng Nam bị ngộ độc do ăn canh nấm rừng Ảnh 1
8 người bị ngộ độc được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Sau khi ăn canh nấm, khoảng một giờ sau đó, thì 8 người bắt đầu có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mất ý thức, đau bụng dữ dội. Ngay sau đó, 8 người được người dân địa phương hỗ trợ đưa đến phòng khám cấp cứu ở xã A Xan.

Các bác sĩ Phòng khám quân dân y A Xan, đã tích cực cấp cứu để cứu sống bệnh nhân bằng cách súc rửa dạ dày, truyền dịch. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, có 5 người sức khỏe tạm ổn định, và 3 người đang tiếp tục theo dõi.

Đến tối ngày 21/11, có 5 bệnh nhân đã được cho về nhà, riêng 3 người bị nặng tiếp tục nằm lại để theo dõi và có thể xuất viện vào hôm nay, theo thông tin từ báo Thanh Niên.

Theo báo Sức khoẻ và Đời sống, các bác sĩ khuyến cáo người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, biết chắc chắn chủng loại, nguồn gốc nấm, bảo đảm ăn được mà không bị ngộ độc. Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại. Người dân cũng không nên ăn thử nấm, không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo, khó nhận dạng nấm độc. Vì có một số loại nấm có thể gây ngộ độc rất nặng như: gây liệt thần kinh, tổn thương gan, thận, hôn mê và tử vong. Khi có nghi bị ngộ khi ăn nấm, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Một số biểu hiện khi ngộ độc do ăn phải nấm độc thường có các biểu hiện như: đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài nhiều lần; buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu; toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn; hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái; co giật, tăng tiết đờm; đi tiểu ít hoặc không đi tiểu được; khó thở…

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới