Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 27/03/2023 10:15 (GMT+7)

Vì sao Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất đăng kiểm viên không cần có bằng đại học?

Cục Đăng kiểm cho biết, đang đề xuất sửa đổi Nghị định 139/2018 quy định về việc đăng kiểm viên không bắt buộc phải có bằng đại học.

Vì sao Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất đăng kiểm viên không cần có bằng đại học?
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, nhằm xóa điểm nghẽn trong đăng kiểm hiện nay khi mà số lượng đăng kiểm viên đang thiếu hụt quá lớn, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi Nghị định 139/2018 kiến nghị cho phép người có trình độ trung cấp, cao đẳng kỹ thuật cơ khí, có kinh nghiệm làm việc trong các xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, có thời gian thực tập nghiệp vụ được thi sát hạch và cấp chứng chỉ đăng kiểm viên.

Quy định hiện hành của ngành nghề này khá cao, bắt buộc đăng kiểm viên có trình độ chuyên môn đại học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học có các nội dung sau: lý thuyết ôtô, cấu tạo ôtô, kết cấu tính toán ôtô, bảo dưỡng kỹ thuật ôtô, động cơ đốt trong và điện ô tô hoặc các nội dung tương đương.

Ngoài ra, cần có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên, đạt kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo quy định; có giấy phép lái xe ôtô còn hiệu lực.

Đăng kiểm viên bậc cao ngoài trình độ trên còn phải có kinh nghiệm là đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng, đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao; trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung sau: Lý thuyết ôtô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ôtô, bảo dưỡng kỹ thuật ôtô, động cơ đốt trong và điện ôtô hoặc các nội dung tương đương.

Lý giải cho đề xuất trên, Cục Đăng kiểm cho hay, đăng kiểm là ngành nghề kỹ thuật, những người làm kỹ thuật có tay nghề cũng có thể trở thành đăng kiểm viên, không nhất thiết có bằng đại học.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...