Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 28/03/2023 17:27 (GMT+7)

Virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại 1-2 ngày và lây lan “chóng mặt”

Virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại từ 1-2 ngày. Môi trường càng ẩm, lạnh thì virus tồn tại càng lâu. Tốc độ lây lan của virus cúm rất nhanh nên rất dễ hình thành các ổ dịch trong cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, Thành phố đã phát hiện ổ dịch cúm A/H1N1 tại Trường tiểu học Võ Trường Toản, Quận 10. Theo đó, chỉ trong 2 ngày 15 – 16/3 đã có 20 em học sinh nghỉ học bất thường với các triệu chứng giống nhau như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, ói, có nhiều học sinh sốt đến 39 độ C.

Nghi ngờ trẻ bị cúm, các bác sĩ đã lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm, gửi về Viện Pasteur TP.HCM để tiến hành phân lập. Tới ngày 17/3, kết quả ghi nhận 6 mẫu đều dương tính với cúm A/H1N1. Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới.

Theo BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), thực tế cúm A/H1N1 cũng là một loại bệnh nhiễm siêu vi (virus cúm) thông thường và là loại cúm mùa xảy ra quanh năm.

Bệnh nhân có thể khỏi bệnh từ 2-5 ngày, tối đa là 7-14 ngày. Thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, chỉ trong vòng 12 tiếng đến 2 ngày, có nhiều trẻ chỉ sốt trong vòng 24 tiếng. Tuy nhiên, do sự tăng sinh của virus cúm A nên virus này có thể lây lan với tốc độ rất nhanh, có thể hình thành các chùm ca bệnh và các ổ dịch bệnh nhỏ. Trường hợp virus cúm A có các đột biến gen thì nguy cơ gây ra dịch lớn là rất cao.

Virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại 1-2 ngày và có tốc độ lây lan “chóng mặt” - Ảnh 1.
Phụ huynh nên cho trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh đường thở, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng... để tránh nhiễm bệnh.

Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết: "Virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại từ 1-2 ngày trong môi trường nhiệt độ thường. Đặc biệt, trong môi trường ẩm, lạnh thì virus có thể tồn tại lâu hơn. Vậy nên, khi bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 ho, khạc khiến các giọt bắn có chứa virus bám trên các bề mặt vật dụng, đồ chơi... rất dễ lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh và gây nên các ổ dịch".

Để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh, bác sĩ khuyên rằng, các gia đình và trường học cần thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn các vật dụng, đồ chơi. Tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay thường xuyên, nên chủ động cho trẻ đi tiêm vaccine, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, phụ huynh và giáo viên cần theo dõi trẻ để phát hiện kịp thời các triệu chứng cảnh báo bệnh.

Dễ nhầm lẫn với loại virus khác

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến chia sẻ, có nhiều loại virus có thể gây ra các biểu hiện tương tự cúm A/ H1N1 như như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy... Điển hình như virus đường hô hấp RSV, ở trẻ nhũ nhi có virus hợp bào hô hấp... Vậy nên rất khó để có thể phân biệt được cúm A/H1N1 với các loại virus khác.

Phụ huynh cần theo dõi trẻ nhằm phát hiện sớm các triệu chứng bất thường ở trẻ để có thể xử lý kịp thời. Khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo bệnh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt hợp lý, dinh dưỡng phù hợp, thông đường hô hấp, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, dùng các thuốc ho dược thảo an toàn... Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như thở mệt, tím tái, ly bì khó thở... cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

"Những trẻ mắc các bệnh nền, các bệnh về máu, tim bẩm sinh, thận, gan, trẻ sinh non, suy giảm miễn dịch rất dễ mắc cúm và rất dễ trở nặng nên phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới nhóm trẻ này. Ngoài ra, trẻ thừa cân béo phì cũng là một trong những đối tượng cần quan tâm đặc biệt. Thực tế cho thấy rằng trẻ dư cân béo phì có khả năng mắc cúm thấp nhưng khi đã nhiễm virus cúm thì khả năng trở nặng rất cao", bác sĩ Tiến khuyến cáo.

Cùng chuyên mục

WHO cảnh báo tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh
Ngày 23/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo việc lạm dụng thuốc kháng sinh đang làm giảm hiệu quả của thuốc và sinh ra vi khuẩn kháng thuốc, điều có thể khiến 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050.
Gần 16.000 loại thuốc, vaccine, sinh phẩm đã được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn số đăng ký
Để đảm bảo nguồn cung thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả, đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 80 ngày 09/01/2023 của Quốc hội, Cục Quản lý Dược đã ký quyết định công bố Danh mục 163 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong nước và nước ngoài có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 80/2023/QH15.
Khám chữa bệnh Covid-19 thế nào sau ngày 20/10?
Theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 19/10, bệnh Covid-19 chính thức chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 từ ngày 20/10. Vậy, sau ngày 20/10, người dân có được tiêm miễn phí vaccine Covid-19 không; người mắc Covid-19 có được khám, chữa bệnh miễn phí không?
TP HCM ghi nhận 13 ca bệnh đậu mùa khỉ​
Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố đã ghi nhận 13 ca bệnh đậu mùa khỉ. Các ca bệnh đang được cách ly điều trị theo quy định, sức khỏe ổn định.

Tin mới

Những thông tin được tích hợp trên thẻ căn cước
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất, không thay đổi nhiều theo thời gian. Do đó, bên cạnh việc thu thập vân tay, Luật Căn cước đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.
Xuất hiện nhiều trang web làm giả biên lai chuyển khoản ngân hàng
Cục An toàn Thông tin khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các đối tượng đề nghị mua hàng số lượng lớn. Khi sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng, cần xem kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao hàng nếu chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng kể cả khi đối tượng đã cung cấp hình ảnh chuyển khoản thành công.