Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 12/02/2025 13:18 (GMT+7)

Xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?

Hiện nay là thời điểm diễn ra mùa lễ hội đầu xuân tại nhiều địa phương trên cả nước. Dịch vụ ăn uống trong các lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy, theo quy định của pháp luật, xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?

Liên quan đến vấn đề này, theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các nghị định hướng dẫn Luật, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải tuân thủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cụ thể, về cơ sở vật chất, có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Về trang thiết bị, phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau, không gây ô nhiễm cho thực phẩm; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.

Về người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang kinh doanh thực phẩm.

Nguyên liệu chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo Cục An toàn thực phẩm, khoản 1 Điều 4, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9//2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã nêu rõ: Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;

- Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

- Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, khi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, cụ thể ở các hành vi:

- Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;

- Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;

- Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/01 hành vi nêu trên. Mức phạt này quy định cho cá nhân, đối với tổ chức, mức phạt tiền tăng gấp hai lần.

Đối với các hành vi sau đây sẽ bị áp mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/01 hành vi:

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 03 bước;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;

- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

- Cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng; không được che kín;

- Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;

- Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

Mức phạt quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b,c khoản 6 Điều 1 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP. Mức phạt này quy định cho cá nhân, đối với tổ chức, mức phạt tiền tăng gấp hai lần.

Cùng chuyên mục

Lộ diện chân dung tài xế Lexus đánh nam shipper sau va chạm
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với tài xế xe Lexus để điều tra, làm rõ hành vi Cố ý gây thương tích của Tống Anh Tuấn đối với anh L.X.H (SN: 1994, trú tại: quận Tây Hồ).
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi
Để đảm bảo an ninh trật tự lễ hội đầu Xuân, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp, yêu cầu đơn vị chức năng quán triệt, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính.
Người dân đề cao cảnh giác khi nhận được những tin nhắn yêu cầu thanh toán lệ phí cầu đường
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được những tin nhắn yêu cầu thanh toán lệ phí cầu đường. Tuyệt đối không truy cập vào đường dẫn hoặc tải về ứng dụng lạ, không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng hoặc chuyển tiền khi chưa xác minh được tính chính thống của trang web hoặc ứng dụng được cung cấp.

Tin mới

Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 7 giờ, tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 12 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Trường Sa, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 của An Nhi
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 405/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 (Nhãn hàng: An Nhi) do Công ty TNHH Dược phẩm An Nhi và Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Quang Xanh sản xuất và phân phối. Sản phẩm này có chứa chất thuộc nhóm thuốc diệt côn trùng, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của pháp luật.
Xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Hiện nay là thời điểm diễn ra mùa lễ hội đầu xuân tại nhiều địa phương trên cả nước. Dịch vụ ăn uống trong các lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy, theo quy định của pháp luật, xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Cẩn trọng trước chiêu trò lừa đảo đặt phòng khách sạn trong cao điểm du xuân
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đầu năm là khoảng thời gian cao điểm khi nhu cầu đi du xuân của người dân tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để các đối tượng lừa đảo du lịch, bán vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn giả mạo tiếp diễn những chiêu trò của mình.