Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/05/2023 15:33 (GMT+7)

03 cấp độ đe dọa, ghép ảnh làm nhục của các app vay tiền online

Công an TP. Hồ Chí Minh chỉ rõ có 03 cấp độ trong thủ đoạn của các app vay tiền online như nhắn tin đe dọa, uy hiếp để người vay trả tiền. Nếu trốn tránh, không thanh toán sẽ ghép ảnh vợ, con vào trang mạng làm gái, đưa lên làm ảnh thờ.

03 cấp độ đe dọa, ghép ảnh làm nhục của các app vay tiền online
Ảnh minh họa.

Mới đây, Công an TP. Hồ Chí Minh đã xác minh, xử lý những người có liên quan đến 32 app vay tiền online. Theo đó, quá trình điều tra, Công an làm rõ, đa số các app này đứng sau là các ông chủ người Trung Quốc. Chúng tổ chức các giám đốc thuê và tổ chức nhân sự quản lý, đòi nợ đều là người Việt. Chính vì thuận tiện trong thủ tục vay, là tải app và điện thoại, cài đặt theo hướng dẫn mà trong những năm qua các app vay tiền này lan rộng.

Theo cơ quan chức năng, các app vay tiền tại Việt Nam hiện nay đều được tổ chức theo một mô hình, quy mô chuyên nghiệp, gồm: Bộ phận thẩm định vay, được cấp cho nhân viên mỗi người 01 máy tính xách tay và yêu cầu nhân viên ứng lại 03 triệu đồng. Các Giám đốc thuê hướng dẫn nhân viên cài đặt các phần mềm gọi điện cho khách để thẩm định và giải ngân.

Bộ phận quản lý hệ thống sẽ quản lý dữ liệu nhân viên, dữ liệu khách hàng và phân công công việc hàng ngày.

Bộ phận nhắc nợ và thu nợ đúng hạn: Nhân viên bộ phận này chỉ làm nhiệm vụ gọi điện cho khách hàng nhắc trả nợ đúng hạn. Nếu không trả sẽ nhắn tin chửi bới, đe dọa chuyển hồ sơ vay của khách qua bộ phận đòi nợ để đe dọa nặng hơn như đăng hình, ghép ảnh lên mạng xã hội. Bộ phận này có chỉ tiêu một ngày phải gọi từ 300 cuộc trở lên.

Bộ phận quản lý nhân viên đòi nợ, gọi là nhóm trưởng, sẽ điều hành quản lý một nhóm chat gồm các thành viên trong nhóm để nhắc nhở, quán triệt công việc hàng ngày và truyền đạt ý kiến từ ông chủ đến nhân viên. Đồng thời kiểm tra giám sát công việc, hối thúc nhân viên cố gắng đạt chỉ tiêu để nhận thưởng và nhóm trưởng sẽ hưởng % tùy vào chỉ tiêu của cả nhóm đạt được.

Và bộ phận bán nợ: Sau khi đòi nợ không hiệu quả. Các app vay sẽ bán nợ cho các công ty luật núp bóng, công ty mua bán nợ, công ty tài chính… để tiếp tục đòi nợ bằng các thủ đoạn gọi điện khủng bố, đe dọa người thân, ghép ảnh vu khống đăng lên mạng xã hội nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín danh dự người vay và người thân. Thậm chí các đối tượng còn tìm đến tận nhà để tạt sơn hay đe dọa, nhằm đòi tiền cho bằng được.

Về phương thức, thủ đoạn đòi nợ của các app vay tiền, Công an TP. Hồ Chí Minh chỉ rõ có 03 cấp độ. Cụ thể, ban đầu là nhắn tin đe dọa, uy hiếp để người vay trả tiền. Sau đó, chúng nhắn tin có nội dung, nếu còn trốn tránh sẽ ghép ảnh vợ, con vào trang mạng làm gái, đưa lên làm ảnh thờ, đăng lên mạng xã hội, gửi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, hay dán cột điện ở khu vực sinh sống. Và nếu khách hàng chưa thanh toán thì chúng sẽ thực hiện cấp độ 3, là ghép ảnh để bôi nhọ như nói trên.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo mã độc qua email nhằm vào các doanh nghiệp lớn
Hàng loạt các công ty, tổ chức, doanh nghiệp trở thành mục tiêu tấn công của các đối tượng lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin và gây nhiễu loạn, làm thiệt hại trực tiếp đến các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và niềm tin của người dùng nói riêng.
Gia Lai: Tuyên án người đàn ông đổ xăng đốt 'vợ hờ'
Ngày 16/4, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt Phan Văn Ty (SN 1975, trú xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) 13 năm tù giam về tội “Giết người” và 9 tháng tù giam về tội "Hủy hoại tài sản”.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.