Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 25/07/2023 11:27 (GMT+7)

03 trường hợp không được thương lượng, hòa giải giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 vừa được Quốc hội thông qua.

03 trường hợp không được thương lượng, hòa giải giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanhẢnh minh họa.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã bổ sung thêm trường hợp không được thương lượng, hòa giải.

Cụ thể, không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:

- Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.

Ngoài ra, Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cũng quy định tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây: Thương lượng; hòa giải; trọng tài;Tòa án.

Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới