Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 01/08/2023 14:57 (GMT+7)

6 câu hỏi phỏng vấn “hóc búa” CEO thường sử dụng

Là người có quyền quyết định lựa chọn hay từ chối ứng viên, CEO thường đặt những câu hỏi phỏng vấn hóc búa thậm chí có phần “kỳ quặc”. Mục tiêu là để hiểu sâu sắc năng lực, phẩm chất ứng viên, từ đó lựa chọn được nhân sự “chất” nhất cho doanh nghiệp.

picture1-1690876293.png

Về phía ứng viên, áp lực được CEO phỏng vấn cùng với câu hỏi khó khiến bạn lần lượt bộc lộ điểm yếu. Vì thế cách tốt nhất là chuẩn bị thật tốt câu trả lời cho các câu hỏi của CEO trước khi buổi phỏng vấn diễn ra.

Vậy CEO thường hỏi gì và nên trả lời sao để chinh phục họ khi kiếm việc làm ở Ninh Thuận, Đà Nẵng, TPHCM hay bất kỳ nơi nào khác?

Hãy miêu tả bản thân bằng 3 tính từ

Trong mắt CEO, một ứng viên giỏi và có khả năng thành công cao trong tương lai là người biết rõ mình là ai. Họ cũng đủ kinh nghiệm để không chọn một ứng viên chỉ bởi những gì viết trên giấy. Do đó CEO có thể yêu cầu ứng viên “giới thiệu bản thân bằng 3 tính từ” hoặc giới hạn thời gian giới thiệu trong vài phút.

Để vượt qua câu hỏi này, bạn cần hiểu thấu điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, thậm chí phải biết cách khái quát năng lực, phẩm chất thành những từ ngữ ngắn gọn, súc tích. Quan trọng hơn bạn cần giới thiệu mình trong mối liên hệ với công việc để CEO thấy được giá trị và sự phù hợp với doanh nghiệp của họ. Ví dụ bạn nên chọn sáng tạo, yêu thích các xu hướng mới, luôn cởi mở khi ứng tuyển vị trí Marketing hoặc cẩn thận, tỉ mỉ, tập trung cao độ cho các công việc như kế toán.

Tại sao bạn ứng tuyển vào công việc này?

Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn không thể trả lời theo kiểu: vì cần một công việc, vì được giới thiệu. Điều cần trả lời là chỉ ra những yếu tố thúc đẩy bạn lựa chọn công ty, là đam mê với công việc...

picture2-1690876293.png

Bạn hãy nói về sự phù hợp giữa mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bản thân với vị trí ứng tuyển và môi trường làm việc. Qua đó cho thấy sự nghiêm túc, động lực gắn bó và khả năng thành công nếu được lựa chọn.

Hãy kể về thành công/thất bại của bạn

Các CEO thường không quá quan tâm tới thành công hay thất bại cụ thể của ứng viên. Điều họ muốn là bài học, nỗ lực sau đó của bạn. Đặc biệt CEO luôn có cảm tình với những người dám kể về sai lầm của mình, có thể “đứng dậy” sau thất bại. Đó là ứng viên có nghị lực và dù có vấp ngã tiếp thì họ sẽ biết cách đứng dậy. Các CEO rất cần tinh thần này ở nhân sự của mình.

Do đó, để câu trả lời tạo được ấn tượng tốt, bạn đừng đơn thuần kể về một thành công hoặc thất bại mà hãy nhấn mạnh tới sự trưởng thành sau đó.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này…?

Các CEO thường rất thích đặt câu hỏi khai thác được năng lực ứng viên như: “Bạn nghĩ sao về vấn đề này…”. Vấn đề họ đưa ra thường là điều mà công ty đang gặp phải. Khi đó CEO sẵn sàng coi ứng viên như một nhân sự của công ty, cho phép bạn được tranh luận “ngang hàng” với họ. Biết đâu, trong quá trình đó, họ chắt lọc được ý tưởng, thậm chí là giải pháp phù hợp.

picture3-1690876293.png

Do đó với những câu hỏi thế này, bạn không nên rụt rè. Hãy vận dụng kinh nghiệm, kiến thức, chủ động tìm thêm thông tin bằng cách hỏi lại CEO, từ đó mạnh dạn bày tỏ quan điểm, lập trường, thể hiện khả năng giải quyết vấn đề và tư duy nhạy bén.

Động lực/mục tiêu làm việc của bạn là gì?

CEO muốn tìm hiểu bạn có khát khao thành công, có kế hoạch và mục tiêu trong công việc không. Họ cũng muốn biết, bạn có phù hợp với sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty không và ngược lại. Nếu mục tiêu hai bên lệch nhau, CEO sẽ đưa lời khuyên hoặc giới thiệu cơ hội khác phù hợp hơn. Nếu phù hợp, họ sẽ tạo điều kiện, giúp bạn hoàn thành mục tiêu sớm hơn.

Vì vậy, khi trả lời, bạn nên thẳng thắn, đưa ra cả mục tiêu ngắn hạn và lâu dài. Có thể là mục tiêu mua nhà, mua xe trước 30 tuổi, là tự do tài chính trước 50 tuổi. Có thể động lực là bạn muốn khẳng định bản thân, được cống hiến cho xã hội hay đơn giản là làm việc mình thích tại môi trường phù hợp...

Dù đó là gì thì bạn hãy nói với sự quyết tâm cao và khát khao, miễn nó là động lực, mục tiêu chính đáng và qua đó, cho thấy bạn muốn gì, cần làm gì và tại sao lựa chọn gắn bó với công việc.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Đây là câu hỏi các CEO thường hỏi ở phần cuối của buổi phỏng vấn. Họ không đơn giản “cần” câu hỏi của bạn. Quan trọng là qua câu hỏi, vấn đề bạn thắc mắc, CEO sẽ đánh giá mức độ quan tâm tới công việc; hiểu biết về công ty; khả năng tiếp nhận và phản biện thông tin thậm chí là tầm nhìn, tư duy của bạn.

Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi chất lượng trước khi buổi phỏng vấn diễn ra để ghi điểm.

Sự chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn khi đối mặt với CEO luôn là yếu tố quan trọng, bởi “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Hi vọng chia sẻ trên giúp bạn có thêm sự tự tin, bình tĩnh và chủ động. Chúc bạn có buổi phỏng vấn thành công mỹ mãn.

Cùng chuyên mục

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tin mới