Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 28/07/2020 04:39 (GMT+7)

7/11 bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng có bệnh lý nền phức tạp

7 trong số 11 bệnh nhân mới được công bố mắc Covid-19 ở Đà Nẵng là người có bệnh lý nền phức tạp, được xếp vào nhóm có nguy cơ diễn tiến nặng cao, cần được theo dõi chặt chẽ.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, đến 16h ngày 27/7, Việt Nam ghi nhận thêm 11 ca bệnh dương tính với virus SARS-CoV-2 có liên quan tới Bệnh viện Đà Nẵng. Đáng nói là, một số bệnh nhân trong đó là người có bệnh lý nền phức tạp, được xếp vào nhóm có nguy cơ diễn tiến nặng cao, cần được theo dõi chặt chẽ.

Bệnh nhân đang có diễn biến nặng nhất là bệnh nhân 431 (N.K., nam, 55 tuổi). Người này có tiền sử các bệnh lý nền như suy thận mạn tính giai đoạn cuối, chạy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Người đàn ông này đã điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài.

Trước đó, chiều 26/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt nhiều nên đến khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng trong ngày. Sau đó, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Tối cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến cách ly tại khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện, bệnh nhân 431 mệt nhiều, khó thở, đau ngực.

Bệnh nhân 428 (B.T., nam, 70 tuổi) cũng có tiền sử suy thận mạn tính, tăng huyết áp, suy tim. Ngày 9/7, bệnh nhân tức ngực, mệt. Sau đó, ông T. nhập viện Bệnh viện Đà Nẵng và được chuyển vào khoa Y học nhiệt đới.

Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng.

Bệnh nhân 429 (N.T.L., nữ, 53 tuổi) mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn 5. Bà L. cho biết ho đờm trắng đã lâu. Trước đó, ngày 14/7, bệnh nhân ho nhiều, khạc đờm trắng, mệt, ăn uống kém. 5 ngày sau, bà L. thấy mệt nhiều nên được người nhà đưa vào nhập viện điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng đến nay.

Bệnh nhân 427 (T.T.P., nam, 45 tuổi) phát hiện suy thận cách đây 4 tháng. Ngày 2/7, ông P. thấy mệt nhiều nên người nhà đưa vào nhập viện điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng đến nay. Ngày 24/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, sốt và khó thở.

Các bệnh nhân 422 (N.D., nam, 63 tuổi), 426 (T.T.P., nữ, 62 tuổi) và 430 (T.T.N.V., nữ, 33 tuổi) nhập viện điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và đang có sức khỏe ổn định.

Bệnh nhân 422 là có tiền sử ngoại tâm thu thất, thiếu máu cơ tim. Bệnh nhân này nằm cùng phòng với mẹ của bệnh nhân số 416. BN số 430 cũng xuất hiện khó thở nhiều, trước đó bệnh nhân từng trải qua ca mổ thẩm phân phúc mạc.

Về tình hình sức khỏe của 4 người là nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bộ Y tế thông tin các y bác sĩ đều không ho, không đau họng, không khó thở.

Riêng 2 trường hợp bệnh nhân số 416 và 418 đang điều trị tại Bệnh viện TP Đà Nẵng đang trong tình trạng nặng.

Theo đó, bệnh nhân 416, là nam, 57 tuổi, được chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do nhiễm SARS-CoV 2 (Covid-19) - Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển - Sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đã được đặt ECMO (ECMO tĩnh mạch - tĩnh mạch, phổi nhân tạo) ngày thứ 4; tiếp tục được lọc máu và thở máy hỗ trợ.

Hiện các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục.

Đối với bệnh nhân 418, nam, 61 tuổi, được chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp nặng do nhiễm SARS-CoV 2 (Covid-19) – trên bệnh nhân Tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 – Biến chứng: Suy hô hấp, suy tim – Tổn thương thận cấp, tiên lượng rất nặng, tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những người có bệnh lý nền phức tạp, cao tuổi, thuộc nhóm nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc Covid-19.

Cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai hàng ngày: Cẩm nang cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương pháp tránh thai hiệu quả và phổ biến được sử dụng bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu sử dụng viên uống tránh thai có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Nam giới có nên uống nước sắn dây?
Nước sắn dây là thức uống giải nhiệt hiệu quả, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nam giới nên sử dụng để cải thiện sức khỏe.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.