Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 03/10/2023 15:10 (GMT+7)

Bé trai 3 tháng tuổi mắc bệnh giang mai vì 1 nguyên nhân không ngờ

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhi nam chỉ mới 3 tháng tuổi dương tính với giang mai.

Giang mai là căn bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ở người lớn. Tuy nhiên, mới đây Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhi nam chỉ mới 3 tháng tuổi dương tính với căn bệnh này.

Báo Tiền Phong đưa tin, bệnh nhi vào viện vì bong vảy ở lòng bàn tay và lòng bàn chân khoảng 2 tuần nay. Bệnh nhi không có tổn thương ở các vị trí khác trên cơ thể.

Sau khi xét nghiệm test nhanh cho ra kết quả bệnh nhi dương tính với giang mai. Bác sĩ chẩn đoán xác định trên bệnh nhi này bị giang mai bẩm sinh sớm và là trường hợp bệnh được truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Bệnh nhi đã được sàng lọc các tổn thương cơ quan bộ phận khác và cho kết quả bình thường.

Bé trai 3 tháng tuổi mắc bệnh giang mai vì 1 nguyên nhân không ngờ Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Được biết, giang mai bẩm sinh là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai và truyền cho thai nhi trong khi mang thai. Sự lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4 – 5 của thai kì.

Bệnh giang mai bẩm sinh để lại tác động rất lớn tới sức khỏe của bé cả trước và sau khi sinh nở.

Thông thường khi trẻ nhiễm giang mai bẩm sinh sẽ không để lại dấu hiệu nhận biết nào. Bởi sức khỏe trẻ khá non nớt nên các biểu hiện lâm sàng sẽ rất khó nhận biết ngay từ đầu, thường chỉ xuất hiện những triệu chứng như phát ban ở bàn chân hoặc lòng bàn chân, tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục và ngứa rát vùng háng. Theo thời gian các triệu chứng điển hình của giang mai sẽ xuất hiện và được chia thành 2 giai đoạn cơ bản là giang mai bẩm sinh sớm và giang mai bẩm sinh muộn.

Biểu hiện của giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện trong 2 năm đầu, thường gặp nhất là trong 3 tháng đầu với các triệu chứng như: phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân, thường gặp hơn là triệu chứng bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn,... Trẻ đẻ ra thường nhẹ cân, da nhăn nheo, bụng to, có tuần hoàn bàng hệ, gan, lách to.

Giang mai bẩm sinh muộn thường xuất hiện sau sinh 3 - 4 năm với các biểu hiện như: viêm giác mạc kẽ thường xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên, về sau cả hai bên và có thể dẫn đến mù, lác quy tụ, điếc cả hai tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm giác mạc kẽ.

Tuy nhiên, nếu bệnh giang mai ở trẻ được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và không để lại di chứng. Phụ nữ mang thai nên được sàng lọc bệnh giang mai ít nhất 1 lần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Lợi ích từ việc cấm bán thuốc lá cho thanh thiếu niên
Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, việc cấm bán thuốc lá cho thanh thiếu niên và tạo ra một thế hệ không hút thuốc có thể ngăn chặn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu.
Đình chỉ lưu hành mỹ phẩm RAILEZA do có chứa thành phần thuốc diệt côn trùng
Cục Quản lý Dược có công văn số 3188/QLD-MP về đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc sản phẩm RAILEZA của Công ty Cổ phần Oceanpharm chịu trách nhiệm đưa ra thị trường và công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Quang Xanh sản xuất, do có chứa chất Permethrin là chất được sử dụng với vai trò là thuốc diệt côn trùng. Theo quy định quản lý mỹ phẩm của Bộ Y tế, sản phẩm RAILEZA không được phân loại là sản phẩm mỹ phẩm.
Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 01 - 05 tuổi
Theo kế hoạch, đối tượng được tiêm vaccine trong chiến dịch này là trẻ từ 01 - 05 tuổi đang sống trên địa bàn TP. Hà Nội và các nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi trên địa bàn TP chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định.

Tin mới