Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 25/10/2021 11:30 (GMT+7)

Bệnh viện Nhật Bản uống nhầm nước giếng để dội bồn cầu suốt 28 năm

Một bệnh viện nổi tiếng ở Nhật Bản mới đây phải đăng đàn xin lỗi vì nối nhầm đường ống giữa nguồn nước dùng để dội bồn cầu với nguồn nước uống và cứ thể sử dụng suốt 28 năm.

Yomiuri Shimbun đưa tin, Bệnh viện Y khoa thuộc Đại học Osaka hôm 20/10 đã ra thông cáo xin lỗi về sự cố kết nối đường ống bị nhầm lẫn. Theo đó, theo thiết kế ban đầu khi xây bệnh viện vào năm 1993, nước giếng sau khi được xử lý sẽ dùng để dội bồn cầu và làm mát máy điều hòa.

Tuy nhiên, các công nhân đã lắp nhầm đường ống, khiến nguồn nước này được kết nối với nước máy dùng để sinh hoạt và uống.

Trong khi đó, nguồn nước được xử lý tốt lại dùng để dội bồn cầu suốt 28 năm qua.

Bệnh viện Nhật Bản uống nhầm nước giếng để dội bồn cầu suốt 28 năm Ảnh 1
Bệnh viện Y khoa Đại học Osaka.

Mãi đến gần đây khi chuẩn bị xây một tòa nhà mới, bệnh viện mới phát hiện ra sự nhầm lẫn khi đơn vị xây dựng kiểm tra hiện trạng của tòa nhà. Có tổng cộng 120 vòi nước bị kết nối nhầm với nguồn nước lẽ ra dùng để dội bồn cầu.

Đại học Osaka lập tức ngắt đường ống dẫn nước trên và ra thông cáo trấn an. Theo đó, từ tháng 4/2014, bệnh viện đã kiểm tra nước mỗi tuần một lần và không có vấn đề gì bất thường.

Trước sự cố hy hữu này, nhiều bệnh nhân cũng như người dân sống tại Osaka lại tỏ ra tự hào, thông cảm cho bệnh viện. Họ cho rằng nhất 28 năm qua nhiều người dùng nguồn nước này nhưng không ai gặp vấn đề gì về sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?