Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/09/2023 16:41 (GMT+7)

Bị kiến cắn, người đàn ông sốc phản vệ mức độ nguy kịch

Sau khi bị kiến đốt, ông P. bắt đầu có triệu chứng nóng rát toàn thân rồi dần rơi vào tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp ứng và được chẩn đoán phản vệ độ 3.

Được biết, vào trưa ngày 6/9, Trạm Y tế xã An Sinh - Thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã trực tiếp cấp cứu tại nhà cho bệnh nhân T.D.P (49 tuổi, xã An Sinh) bị sốc nghi do phản vệ và vận chuyển thành công bệnh nhân đến Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều kịp thời.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực & Chống độc thuộc Trung tâm Y tế TX Đông Triều trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp ứng, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp 50/30 mmHg, da và đầu chi lạnh.

Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán: Phản vệ độ 3, bệnh nhân được xử trí tiêm và truyền Adrenaline, bồi phụ dịch, kiểm soát hô hấp, tiêm corticoid và kháng histamine. Sau điều trị tích cực đến đêm ngày 6/9, ông P. tỉnh hơn, mạch huyết áp ổn định. Sáng ngày 7/9, ông đã hồi phục hoàn toàn.

Bị kiến cắn, người đàn ông sốc phản vệ mức độ nguy kịch - Ảnh 1.
Ông P. đã bình phục sau khi được điều trị (Ảnh: Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều).

Theo ông P. kể lại, khi đang đi làm ở lán gỗ bệnh nhân bị kiến cắn vào vùng trán. Sau đó ông bắt đầu có triệu chứng nóng rát toàn thân, kèm mệt mỏi nên đã vào nằm trong lán và không biết gì nữa. Sau khi được người nhà và hàng xóm phát hiện ông P. trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi cấu véo đáp ứng rất yếu đã lập tức gọi nhân viên y tế của Trạm An Sinh vào tận nơi cấp cứu và xử trí. Trưởng trạm Y tế An Sinh đã chỉ định cho người bệnh thở oxy và tiêm bắp 1 ống Adrenalin, sau đó gọi xe rồi đi cùng đưa vào Trung tâm Y tế.

Đây là ca bệnh hy hữu bị sốc phản vệ do kiến đốt được các Y bác sĩ Trung tâm phối hợp cấp cứu, điều trị kịp thời từ nơi xảy ra tai nạn đến nơi có khả năng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực & Chống độc khuyến cáo: Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Vì vậy khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên (như ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm,…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Phản vệ có thể phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phác đồ.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?