Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 31/03/2020 09:50 (GMT+7)

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Cách ly xã hội chưa phải là phong tỏa đất nước'

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Chỉ thị 16 với nội dung cách ly toàn xã hội là biện pháp cao hơn, để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nhưng đây không phải là yêu cầu phong toả.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định Chỉ thị 16 với nội dung cách ly toàn xã hội là biện pháp cao hơn, để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nhưng đây không phải là phong toả đất nước như một số quốc gia đã và đang làm.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng.

Lý giải trên được Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đưa ra chiều nay 31/3, khi trao đổi với Thanh Niên về Chỉ thị 16 của Thủ tướng vừa ban hành về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. “Không có chuyện phong toả”, ông Dũng nhấn mạnh, đồng thời nói thêm: “Chỉ thị nhằm tiếp tục đưa ra các giải pháp mạnh để hạn chế tiếp xúc đông người, ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh, nhưng chưa phải là lệnh cấm người dân ra đường”.

“Các cửa hàng bán đồ thiết yếu vẫn hoạt động. Các nhà máy vẫn sản xuất nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động. Xe cá nhân vẫn đi từ Hà Nội về các tỉnh lân cận nhưng phải thật cần thiết, nếu không, người dân không nên rời khỏi nhà, nơi đang cư trú. Những nhu cầu đi lại này Chỉ thị không cấm, nhưng nên hết sức hạn chế”, ông Dũng nói thêm.

Về danh mục các nhà máy, cửa hàng thiết yếu mở cửa, theo ông Dũng, sẽ do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố lênh danh mục, nhưng tinh thần là bán hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thực phẩm sẽ mở cửa liên tục.

“Thủ tướng chỉ thị như vậy là muốn làm gắt để giảm tiếp xúc cộng đồng, tụ tập. Như vậy mới giảm được nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nếu không sẽ mất thời cơ vàng. Cách ly là biện pháp quan trọng để chống lây chéo, lây lan trong cộng đồng”, ông Dũng cho biết thêm.

Trước đó, như Luật sư Việt Nam online đưa tin, Chỉ thị 16 của Thủ tướng ký ban hành sáng nay về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thị xã Gò Công thay “áo mới”
Ngày 1/5/2024 là ngày thị xã Gò Công chính thức trở thành thành phố Gò Công theo Nghị quyết số 1013/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.