Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 18/06/2024 13:38 (GMT+7)

Bộ Y tế công bố danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine

11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và 10 bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.

Bộ Y tế vừa có Thông tư số 10/2024/TT-BYT ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Cụ thể, danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm 11 bệnh: viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b, sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do virus Rota.

Bộ Y tế công bố danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế công bố danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. (Ảnh minh họa).

Bộ Y tế lưu ý khoảng cách giữa các lần tiêm chủng mỗi 1 tháng được tính ít nhất là 28 ngày. Liều cơ bản là các liều tiêm trước khi đủ 1 tuổi. Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Vaccine thuộc danh mục quy định này được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Chương trình tiêm chủng mở rộng do Nhà nước tổ chức, tiêm chủng miễn phí đối với các vaccine bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế quy định danh mục 10 bệnh truyền nhiễm, đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch. Trong đó, ngoài vaccine Covid-19, có 9 bệnh khác thuộc danh sách này là: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B, dại, cúm.

Bộ Y tế cho biết, việc xác định đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch thuộc danh mục quy do sở y tế trình UBND tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vaccine, sinh phẩm y tế, nguồn lực của địa phương.

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh ghi nhận ca mắc bệnh sởi đầu tiên trong năm 2024
Chiều 27/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, hệ thống giám sát sốt phát ban nghi sởi của TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hai trường hợp trẻ mắc bệnh sởi cư trú tại 2 phường thuộc quận Bình Tân. Đáng lưu ý, cả 2 trẻ đều ở lứa tuổi 13 đến 15 tháng tuổi và chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị sốt siêu vi, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể giúp tình trạng sốt siêu vi giảm các triệu chứng và giúp người bệnh mau hồi phục. Vậy sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tin mới

Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo lĩnh vực thuế
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân tăng cường bảo mật với mã số thuế của mình, sử dụng hình thức xác thực bảo mật 02 lớp với tài khoản thuế điện tử cũng như các tài khoản trực tuyến khác; Cảnh giác trước các tin nhắn, email yêu cầu đóng thuế, chủ động xác thực thông tin bằng cách liên lạc với cơ quan thuế qua số điện thoại được cung cấp trên cổng thông tin chính thống.